- Thừa tướng chỉ lo ngại một mình Cao mà thôi. Sau khi Cao đã chết, thừa
tướng sẽ làm ngay việc Điền Thường đã làm đấy.
Nhị Thế bèn nói:
- Giao Lý Tư cho lang trung lệnh(40).
Triệu Cao tra xét Lý Tư. Lý Tư bị giam, bị trói ở trong nhà tù, ngẩng đầu
lên trời nói:
- Than ôi! Thương thay? Làm sao có thể bàn mưu với ông vua vô đạo.
Ngày xưa Kiệt giết quan Long Bàng, Trụ giết Tỷ Can, vua Ngô là Phù Sai
giết Ngũ Tử Tư, ba ngườitôi kia đâu phải không trung? Nhưng họ dều
không khỏi chết. Thân chết, nhưng kẻ mà mình trung với họ lại vô đạo.Nay
trí khôn của ta không bằng ba người kia mà Nhị Thế còn vô đạo hơn cả
Kiệt, Trụ, Phù Sai. Ta vì trung mà chết là đáng lắm. Vả chăng cách cai trị
của Nhị Thế há chẳng gâyloạn lạc sao? Gần đây ông ta giết sạch các anh
em mà tự lập, giết tôi trung mà tôn quý bọn hèn hạ, làm cung A Phòng bắt
thiên hạ phải nộp thuế nặng. Ta không phải không can ngăn, nhưng ông ta
không nghe. Phàm các vua thánh ngày xưa ăn uống có chừng mực, xe cộ,
đồ dùng có số nhất định,cung thất có hạn độ, ra mệnh lệnh làm việc gì
không ích lợi cho dân lại tốn kém nhiều thì đều cấm. Cho nên có thể trị an
lâu dài(41). Nay Nhị Thế làm việc trái đạo lý với anh em,không đoái nghĩ
gì đến mối lo về sau, giết oan trung thần,không nghĩ đến tai hoạ, ra sức làm
cung thất cho lớn, vơ vét thiên hạ, không tiếc tổn phí. Một khi đã làm ba
điều ấy(42) thì thiên hạ không nghe theo. Nay những người làm phản đã
lấy được một nửa thiên hạ rồi. Thế mà vẫn còn chưa tỉnh ngộ, vẫn lấy Triệu
Cao làm người giúp việc. Nhất định ta sẽ thấy giặc đến Hàm Dương, hươu
nai chơi ở triều!
Nhị Thế bèn sai Cao xét án thừa tướng, trị tội, kết tội Tư và con là Do làm
phản. Bắt tất cả họ hàng tân khách.
Triệu Cao trị tội Tư, dùng roi đánh hơn một nghìn cái, Tư đau đớn vô cùng
nghĩ mình chịu tội oan ức. Tư không tự vẫn vì tự phụ mình có tài biện luận,
có công lao, thực tình không có lòng làm phản, nên hy vọng có dịp dâng
thư để bày tỏ, mong Nhị Thế sẽ tỉnh ngộ mà tha cho. Lý Tư bèn ở trong
ngục dâng thư lên. Thư như sau: