“Thần làm thừa tướng trị dân đã ba mươi năm. Lúc thần đến, đất Tần chật
hẹp. Trong thời tiên vương, đất Tần chẳng quá nghìn dặm, quân vài mươi
vạn. Thần đem hết tài mọn, cẩn thận chấp hành pháp luật, mệnh lệnh.
Ngầm sai các mưu thần đưa cho vàng bạc, châu báu, để họ đi du thuyết chư
hầu. Ngầm chuẩn bị vũ lực, quân đội, trau dồi chính giáo, cho những người
chiến đấu dũng cảm làm quan,tôn trọng những bầy tôi có công, cho họ tước
lộc dồi dào. Cho nên rốt cục uy hiếp nước Hàn, làm yên nước Ngụy, phá
tan các nước Yên, Triệu, san phẳng các nước Tề, Sở, cuối cùng lấy tất cả
sáu nước, cầm tù vua họ, lập Tần làm thiên tử, đó là một tội? Đất không
phải rộng thế mà phía Bắc lại đuổi các rợ Hồ, Mạch, phía Nam bình định
Bách Việt(43) để nêu rõ cái mạnh của Tần, đó là hai tội! Tôn trọng các
quan đại thần cho họ tước vị cao làm cho sự thân thiết với nhà vua càng
thêm bền vững; đó là ba tội! Lập xã tắc, sửa sang tôn miếu, để làm sáng tỏ
cái hiền của nhà vua, đó là bốn tội? Thay đổi các hoa văn khắc vẽ trên các
đồ vật, thống nhất các đấu, các hộc, đồ đo lường, quy định các văn chương,
ban bố với thiên hạ, để lập nên danh tiếng của nhà Tần, đó là năm tội? Làm
đường vua đi, xây dựng ở những nơi danh thắng để nhà vua đi xem chơi, để
nêu rõ điều đắc ý của nhà vua, đó là sáu tội: Nới hình phạt, giảm nhẹ đóng
góp để làm thỏa mãn mong muốn của nhà vua đã thu được lòng dân chúng,
vạn dân tôn quý nhà vua, đến chết cũng không quên, đó là bảy tội? Tư này
làm tôi, tội đáng chết đã từ lâu. May được trên cho thần đem hết tài hết sức
ra làm nên mới được sống đến nay. Xin bệ hạ xét cho”(44).
Thư dâng lên, Triệu Cao sai viên lại vứt đi, không tâu lên, nói:
- Đã bị tù còn dâng thư sao được?
Triệu Cao sai hơn mười người khách của mình giả làm ngự sử, yết giả, thị
trung(45) thay nhau đến xét hỏi Tư, Tư lại đem thực tình ra nói với họ, Cao
lại sai người đánh Tư. Về sau Nhị Thế sai người đến hỏi Lý Tư, Tư cho
rằng lần xét hỏi này cũng như mấy lần xét hỏi trước, rốt cục không dám
thay đổi lời khai, nhận là mình đã phạm tội. Triệu Cao tâu lên rằng Tư đã
nhận tội.
Nhị Thế mừng nói:
- Nếu không có Triệu Cao thì suýt nữa ta bị thừa tướng làm hại rồi!