nguy; thiếp mà sánh ngang chồng không thể nào không làm cho nhà nguy.
Nay có vị đại thần ở cạnh bệ hạ nắm tất cả việc lợi và việc hại, chẳng khác
gì bệ hạ.
Điều đó thực là bất tiện! Ngày xưa, Tư Thành Tử Hãn làm tướng quốc
nước Tống, chuyên quyền hình phạt lấy uy lực của mình mà thi hành, được
một năm thì cướp ngôi vua.
Điền Thường làm tôi Giản Công, tước vị cao nhất trong nước, nhà riêng
giàu ngang nhà vua, làm điều ân đức riêng, ở dưới được lòng trăm họ, ở
trên được lòng các quan lấy nước Tề một cánh kín đáo(39), giết Tề Dư ở
Sân giết Giản Công ở Triều, kết quả lấy nước Tề điều đó thiên hạ đều rõ
hết. Nay Cao có chí gian tà, có cái hành động phản nghịch như Từ Hản làm
tướng quốc ở Tống. Nhà riêng của y giàu có như họ Điền ở nước Tề. Y
kiêm cả cái lối phản nghịch của Điền Thường, Tử Hãn mà cướp lấy uy tín
của bệ hạ. Chí của y như Hàn Khởi làm tướng quốc của vua Hàn là An vậy.
Nếu bệ hạ không lo đến thì sợ y sẽ sinh biến”.
Nhị Thế nói:
- Sao thế Cao vốn là hoạn quan, không vì cớ mình được ở nơi yên ổn mà
ngông nghênh, không vì cớ mình ở nơi nguy hiểm mà thay đổi lòng trung.
Ông ta phẩm hạnh liêm khiết, khéo trau dồi cái hay nên mới lên dện địa vị
ấy. Ông ta nhờ trung mà được cất nhắc, nhờ tin mà được giữ địa vị,trẫm
thực cho ông ta là người hiền, sao ông lại nghi? Vả chăng, khi tiên đế mất,
trẫm còn ít tuổi, không biết gì, không quen cách trị dân, ông lại già, nếu
không có ông ta sợ sẽ cùng thiên hạ tiêu diệt. Trẫm nếu không nhờ cậy
Triệu Cao thì biết dùng ai? Triệu Cao là người sáng suốt, liêm khiết, có sức
làm việc, ở dưới biết dân tình, ở trên biết làm vừa ý trẫm. Ông đừng có
nghi.
Lý Tư nói:
- Không phải thế Cao vốn là người hèn, không hiểu đạo lý, tham lam, đòi
hỏi không biết chán, cầu lợi không thôi. Địa vị và quyền thế gần ngang với
nhà vua; đòi hỏi,tham muốn không cùng. Cho nên thần mới nói là
“nguy”.Nhị Thế trước đây vốn đã tin Triệu Cao, sợ Lý Tư giết y bèn nói
riêng với Triệu Cao. Triệu Cao nói: