nào họ cũng tiết lộ việc lớn. Cho nên sau khi cất giấu xong, sai đóng đường
hầm đi đến huyệt, lại sai đóng cửa ngoài cửa hầm. Những người thợ và
những người cất giấu của cải không làm sao thoát ra được (Khái niệm về
người đối với Nhị Thế cũng như là súc vật). Rồi sai trồng cây, trồng cỏ lên
trên để có vẻ như cái núi (Đoạn 5- những biến cố xảy ra sau khi Thuỷ
Hoàng chết).
6. Năm thứ nhất, đời Nhị Thế Hoàng đế (209 trước Công nguyên), Nhị Thế
lên ngôi lúc 21 tuổi. Triệu Cao làm lang trung lệnh, được tin dùng. Nhị Thế
ra chiếu sai tăng thêm các vật tế ở miếu Tần Thuỷ Hoàng cũng như nghi lễ
tế các thần núi, thần sông. Ra lệnh cho quần thần bàn việc suy tôn miếu của
Thuỷ Hoàng. Quần thần đều dập đầu nói :
- Ngày xưa thiên tử có bảy miếu, chư hầu có năm miếu, đại phu có ba miếu,
tuy đến vạn đời cũng không bỏ cái lệ ấy. Nay Thuỷ Hoàng làm Cực miếu,
trong bốn biển đều biến cống vật, tặng các vật tế, lễ rất đầy đủ, không còn
thêm gì được nữa. Miếu của tiên vương hoặc ở Tây Ung hoặc ở thành Hàm
Dương. Thiên tử theo nghi lễ chỉ nên hiến rượu ở miếu Thuỷ Hoàng thôi.
Bỏ tất cả nhóm bảy miếu xây từ Tương Công trở xuống (Mỗi vua chết đi
xây bảy miếu để thờ, làm thành một nhóm bảy miếu. Làm như vậy là huỷ
bỏ các miếu từ trước của các vua, chỉ giữ những miếu thờ Thuỷ Hoàng).
Quần thần đều theo lễ đến cúng để tôn miếu của Thuỷ Hoàng làm tổ miếu
của các vị đế. Nhà vua lại tự xưng là “trẫm”.
Nhị Thế bàn với Triệu Cao :
- Trẫm tuổi còn nhỏ mới lên ngôi, bọn “đầu đen” chưa theo. Tiên đế trước
đây đi tuần hành các quận và các huyện để tỏ uy thế, làm bốn biển phục
tùng. Nay nếu trẫm để yên không tuần hành, tức là tỏ ra mình yếu, không
làm cho thiên hạ thần phục.
Mùa xuân, Nhị Thế đi về hướng đông đến các quận, các huyện, Lý Tư đi
theo đến Kiệt Thạch; Nhị Thế đi theo bờ biển phía nam đến Cối Kê rồi
khắc lên tất cả những cái bia Thuỷ Hoàng đã dựng nên. Bên cạnh những cái
bia này, dựng một cái bia viết tên các vị quan to đi theo để nêu cao công lao
và đức lớn của tiên đế.
Hoàng đế nói :