quan nhỏ hầu hạ nên họ cũng đều bị giết. Các quan tam lang (Những người
làm trung lang, ngoại lang, tân lang) không còn ai sống sót, sáu vị công tử
bị giết ở đất Đỗ. Công tử Tương Lư anh em ba người bị tù ở trong nội
cung, bị luận tội sau cùng. Sau đó Nhị Thế sai sứ giả bảo với Tương Lư :
- Công tử không làm tròn phận sự bầy tôi, tội đáng chết, quản lại đến thi
hành pháp luật.
Tương Lư nói :
- Nghi lễ trong triều tôi chưa bao giờ không theo, ngôi thứ ở chốn miếu
đường, tôi chưa bao giờ dám làm sai, nhận mệnh lệnh và ứng đối tôi chưa
bao giờ dám lỡ lời. Bảo không làm nhiệm vụ bầy tôi là thế nào xin ông cho
biết tội để rồi chịu chết ?
Sứ giả nói :
- Tôi không được bàn việc ấy, chỉ mang thư đến đây làm tròn phận sự.
Tương Lư bèn ngẩng đầu lên trời kêu to ba tiếng : “Trời ơi! Ta không có
tội!”. Anh em ba người đều khóc và tuốt kiếm tự sát.
Cả tôn thất run sợ, quần thần ai can ngăn thì phạm tội phỉ báng. Các quan
đại thần thì lo giữ lộc để được yên thân, những kẻ “đầu đen” thì sợ hãi.
Tháng 4, Nhị Thế trở về đến Hàm Dương nói :
- Tiên đế cho triều đình ở Hàm Dương nhỏ, nên sai xây cung A Phòng. Nhà
cửa chưa xong thì mất. Người ta bỏ việc ấy lo đổ đất lại lên Ly Sơn (Ý nói
hoãn việc xây A Phòng, để xây lăng cho Thuỷ Hoàng. Vì xây lăng thì phải
đào đất bỏ quan tài xuống rồi lại đổ đất lên nên nói đổ đất lại). Công việc ở
Ly Sơn đã xong. Nay nếu ta bỏ cung A Phòng không làm thì tức là nêu rõ
việc làm của tiên đế là sai lầm.
Vì vậy lại làm cung A Phòng, để bên ngoài ra uy với Tứ di (Danh từ chung
để chỉ những dân tộc ở ngoài địa bản Trung quốc), như kế của Thuỷ Hoàng.
Sai trưng tập tất cả những kẻ bắn giỏi gồm năm vạn người lập đồn để bảo
vệ Hàm Dương. Sai dạy bắn. Lúc bây giờ phải nuôi chó, ngựa, chim muông
rất nhiều, việc cung cấp không đủ. Nhà vua sai các quận và các huyện
chuyên chở đổ, lúa, cỏ, rơm, người nào cũng phải thân hành mang lương
thực mà ăn, không được ăn gạo trong vòng 300 dặm của thành Hàm
Dương, pháp luật lại càng nghiêm ngặt (Đoạn 5 - Nhị Thế nghe theo Triệu