- Ở trong triều, Triệu Cao hoành hành, tướng quân có công cũng bị giết,
không có công cũng bị giết. Hạng Vũ đánh quân Tần rất gấp, cầm tù
Vương Ly. Bọn Chương Hàm bèn đem binh đầu hàng chư hầu (Đoạn 6 –
Dân chúng nổi dậy, quân Tần thua to).
7. Tháng tám ngày kỷ hợi, Triệu Cao muốn làm phản, nhưng sợ quần thần
không nghe, nên trước tiên phải thử. Y dâng Nhị Thế một con hươu, và bảo
rằng đó là con ngựa.
Nhị Thế cười nói :
- Thừa tướng lầm đấy chứ ! Sao lại gọi con hươu là con ngựa ? Nhị Thế hỏi
các quan xung quanh. Những người xung quanh im lặng, có người nói là
“ngựa” để vừa lòng Triệu Cao, cũng có người nói “hươu”.
Nhân đấy Triệu Cao để ý những người nào nói là “hươu” để dùng pháp luật
trị tội. Sau đó quần thần đều sợ Cao.
Trước đấy Cao thường nói : “Bọn ăn trộm ở Quan Đông không làm được
gì.” Nhưng đến khi Hạng Vũ đã cầm tù được tướng Tần là Vương Ly ở
chân thành Cự Lộc và đem quân tiến đánh, bọn Chương Hàm bị thua trận
rút lui, dâng thư xin tiếp viện, các nước Yên, Triệu, Tề, Sở, Hàn, Nguỵ đều
lập vua, từ Quan Trung về phía đông, phần lớn nhân dân đều chống lại
quan lại nhà Tần, hưởng ứng theo chư hầu, chư hầu đều đem tất cả nhân
dân đi về hướng tây. Bái Công cầm mấy vạn quân đã làm cỏ thành Vũ
Quan, cho người bàn riêng với Triệu Cao. Triệu Cao sợ Nhị Thế giận giết
cả mình bèn cáo bệnh không đi chầu. Nhị Thế nằm mộng thấy con hổ trắng
cắn chết con ngựa bên trái trong cỗ xe của nhà vua trong lòng không vui.
Nhị Thế lấy làm lạ, hỏi người bói mộng .
Người bói mộng nói :
- Nguồn gốc của tai hoạ là do sông Kinh.
Nhị Thế bèn ăn chay ở “Vọng Di Cung” muốn cúng sông Kinh, dìm bốn
con ngựa trắng xuống sông và sai sứ giả trách Triệu Cao về việc giặc cướp.
Triệu Cao sợ bèn bàn mưu quy tội cho chúng ta. Ta muốn thay đổi vua lập
công tử Anh. Tử Anh là người nhân đức, cần kiệm, trăm họ đều kính trọng
lời nói của ông ta.
Triệu Cao liền sai lang trung lệnh làm nội ứng giả vờ báo cáo có giặc lớn,