dưới không ai dám làm điều bậy, và như vậy, là khống chế được thiên hạ.
Các vua như vua Thuấn, vua Vũ tuy có cái địa vị cao sang là làm thiên tử,
nhưng thực ra họ ở nơi cùng khổ để nêu gương cho trăm họ. Như thế có gì
đáng bắt chước ? Trẫm được tiếng là Vạn Thặng (3) nhưng thực ra không
có. Ta muốn làm một đoàn xe nghìn cỗ để đi, theo sau là một vạn cỗ, để
xứng với tôn hiệu của ta. Vả chăng , tiên đế nổi lên từ địa vị chư hầu rồi
thôn tính thiên hạ. Thiên hạ đã được bình định rồi lại đuổi tứ di ở bên ngoài
để giữ an biên giới, xây cung thất để nêu cao ý thích của mình. Người xem
công nghiệp của tiên đế đã được tiếp tục như thế nào. Nay ta lên ngôi trong
vòng hai năm, bọn giặc nổi lên, nhà ngươi không cấm được họ lại muốn bỏ
điều tiên đế làm, như thế thì trước hết không có gì báo ơn tiên đế, sau nữa
không tận trung hết sức với trẫm, còn giữ chức làm gì !
--------------------------------
1. Hàn Phi là một du thuyết nổi tiếng, chủ trương thuyết dùng pháp luật trị
nước gọi là phái pháp gia. Vì Lý Tư ghen tài nên xúi nhà vua giết chết.
Nhắc lại lời của Hàn Phi là ý chế nhạo Lý Tư.
2. Theo quy chế nhà Chu, thiên tử có thể có một vạn cổ xe cho nên nói
thiên tử người ta thường gọi là “vạn thặng”.
-------------
Bèn giao cho quan lại bắt Khứ Tật, Lý Tư, Phùng Kiếp, xét các tội khác.
Khứ Tật và Phùng Kiếp nói :
- Kẻ làm tướng quân và thừa tướng không chịu nhục.
Bèn tự sát. Lý Tư bị tù và chịu năm hình phạt (Khắc chữ vào mặt, cắt mũi,
chặt hai chân, đánh chết, chặt đầu, bêu thây ngoài chợ).
Năm thứ 3, đời Tần Nhị Thế, Chương Hàm cầm quân vây thành Cự Lộc,
thượng tướng quân của Sở là Hạng Vũ cầm đầu quân Sở đến cứu Cự Lộc.
Mùa đông , Triệu Cao làm thừa tướng, xét án Lý Tư rồi giết Lý Tư. Mùa
hạ, bọn Chương Hàm đánh bị thua mấy lần, Nhị Thế cho người đến trách
Chương Hàm. Chương Hàm sợ sai trưởng sử là Tư Mã Hân đến trình việc.
Triệu Cao không cho tiếp kiến, lại tỏ ra nghi ngờ. Tư Mã Hân sợ bỏ trốn.
Triệu Cao sai người đuổi theo nhưng không bắt được. Tư Mã Hân đến gặp
Chương Hàm nói :