Tư Mã Thiên
Sử Ký Tư Mã Thiên
Hoạt Kê Liệt Truyện
K
hổng Tử nói:
- Sáu kinh đối với việc trị dân đều thống nhất làm một(l). Kinh Lễ dùng để
giữ gìn người ta. Kinh Nhạc dùng để gây vui. Kinh Thư dùng để kể việc.
Kinh Thi để bày tỏ tình ý. Kinh Dịch dể nêu sự thay đổi. Kinh Xuân Thu để
dạy chính nghĩa.
Thái Sử Công nói:
- Đạo trời lồng lộng, to biết bao nhiêu! Lời nói bông đùa nếu hơi hợp chính
dạo cũng đủ giải được những điều rắc rối(2).
2. Thuần Vu Khôn là người gửi rể ở nước Tề. Mình cao không đầy bảy
thước, giỏi bông lơn, có tài biện luận, mấy lần sang sứ chư hầu, chưa hề
chịu thua, chịu nhục. Thời vua Tề Uy Vương, thích nói bóng gió, thích thứ
nhạc dâm dật, suốt đêm say sưa li bì, không lo chính sự mà giao tất cả cho
bọn khanh, dại phu. Trăm quan biếng nhác rối loạn. Chư hầu kéo nhau đến
xâm lấn. Thế nước nguy vong chỉ trong sớm tối. Các quan không ai dám
can.
Thuần Vu Khôn dùng cách nói bóng gió để thuyết phục nhà vua.
- Trong nước có con chim lớn đậu ở giữa sân nhà vua. Ba năm nay nó
không bay cũng không kêu. Nhà vua có biết con chim ấy là chim gì không?
Nhà vua nói:
- Con chim ấy không bay thì thôi, chứ đã bay thì tung trời! Không kêu thì
thôi, chứ dã kêu thì làm cho người ta khiếp oai?
Nói thế rồi đòi các quan cầm đầu các huyện vào chầu tất cả có 72 người.
Thưởng một người, giết một người...Cất quân ra đánh. Chư hầu hoảng sợ
đều trả lại các đất đã lấy của Tề. Oai vua lừng lẫy ba mươi sáu năm. Việc
này chép trong Điền, Hoàn thế gia(3). Năm thứ tám thời Uy Vương (371
trước Công nguyên) nước Sở đem đại quân đánh Tề. Vua Tề sai Thuần Vu
Khôn sang Triệu xin quân cứu viện, vua sai đem đi một trăm cân vàng,
mười cỗ xe bốn ngựa. Khôn ngửa mặt lên trời cả cười đứt cả dải mũ. Vua