SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Trang 620

nhau không tiện, muốn hợp các ngòi lại, ở trên đường cái, gộp ba ngòi làm
một cầu. Nhân dân và các phụ lão đất Nghiệp không chịu nghe quan lại,
cho rằng đó là điều Tây Môn Báo đã làm. Phép tắc của người hiền không
thể thay đổi được. Rút cục quan lại phải nghe theo, gác việc ấy lại. Tây
Môn Báo làm huyện lệnh đất Nghiệp nổi tiếng trong thiên hạ, ơn đức lưu
lại đời sau không khi nào hết. Chẳng phải là một vị đại hiền sao?
Truyện nói: “Tử Sản cai trị đất Trịnh, dân không thể dối. Tử Tiện cai trị đất
Đan Phụ, dân không nỡ dối. Tây Môn Báo cai trị đất Nghiệp, dân không
dám dối”. Tài năng của ba người này ai giỏi hơn? Người nào biết phân tích
đạo trị người thì mới biết điều đó(24).
...................................................................................................................
(1) Văn lục kinh tuy khác nhau nhưng đều thống nhất ở chỗ có tác dụng
chính trị.
(2) Tác giả cho những lời bông đùa cũng xếp vào loại Lục Kinh. Đó là một
ý kiến táo bạo.
(3) Một thiên trong Sử ký, tức là thiên Điền Kinh, Trọng Hoàn thế gia
(không dịch).
(4) Một hộc bằng mười đấu.
(5) Chấp pháp và ngự sử đều là những quan coi về nghi lễ.
(6) Dùng lối phản ngữ làm cho việc chôn ngựa thành ra lố bịch.
(7) Then chốt la ở câu này.
(8) Việc hợp thời nên làm.
(9) Chử Thiếu Tôn người đời Hán, làm bác sĩ thời Thành đế, Nguyên đế có
bổ sung vào Sử ký của Tư Mã Thiên. Từ đoạn nay trở đi là của Chử Thiếu
tôn.
(10) Bấy giờ chưa có giấy, ghi chép dùng dao khắc vào gỗ, tre.
(l l) Chức quan coi việc giấy tờ các nơi đưa đến nhà vua hoặc nhà vua đi
các nơi.
(12) Từ “Những người kia...” đến “không biết lấy gì đáp lại” là bài “Giải
trào” của Đông Phương Sóc, Sóc cũng sinh một thời với Tư Mã Thiên, cái
nhìn của Sóc về thời đại của mình rất là tiêu biểu.
(13) Chức thị lang đời Hán chỉ có nhiệm vụ cầm kích canh phòng trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.