9. Thời Ngụy Văn Hầu, Tây Môn Báo làm huyện lệnh ở ấp Nghiệp. Báo
đến ấp Nghiệp gặp các trưởng lão hỏi dân tình khổ sở vì điều gì? Các vị
trưởng lão nói:
- Khổ vì chuyện Hà Bá lấy vợ nên dân nghèo.
Báo hỏi tại sao, họ đáp:
- Quan tam lão(23) và những người thuộc lại mỗi năm thu thuế trăm họ
được mấy trăm vạn, lấy ra hai ba mươi vạn để cưới vợ cho Hà Bá. Còn bao
nhiêu thì giao cho ông đồng bà cốt chia nhau mang về. Đến lúc ấy, bọn bà
cốt đi thấy nhà nào có con gái dẹp thì nói nên gả cho Hà Bá và đem đồ sính
lễ đến cưới. Họ tắm rửa cho cô ta xong, lấy the lụa mặc cho cô ta, cho ở
một mình, ăn chay, dựng nhà trai cung ở trên bờ sông Hoàng Hà, bày cờ đỏ
màn the, cho người con gái sống ở trong cung. Cô ta có đủ thịt bò, rượu,
cơm. Làm như thế hơn mười ngày. Sau đó lại đánh phấn tô điểm cho cô ta,
chuẩn bị giường chiếu như cô dâu thật, để cô gái trên giường cho trôi ở trên
sông Hoàng Hà. Lúc đầu còn trôi ở trên mặt nước, đi đến mấy dặm rồi mới
chìm. Nhà nào có con gái đẹp cũng rất sợ ông đồng bà cốt bắt gả cho Hà
Bá. Cho nên nhiều người mang con gái trốn đi nơi xa. Vì thế trong thành
vắng tanh không người, lại càng đói kém. Tục này đã có từ lâu. Dân gian
có câu tục ngữ tương truyền: “Nếu không lấy vợ tho Hà Bá thì nước dâng
lên chết hết dân”.
Tây Môn Báo nói:
- Khi nào Hà Bá lấy vợ, xin cụ tam lão, các ông đồng bà cốt, các phụ lão
tiễn người con gái trên sông Hoàng Hà đến nói với tôi; tôi cũng muốn tiễn
cô ta.
Họ đều nói:
- Dạ.
Đến hôm ấy, Tây Môn Báo đến họp trên sông Hoàng Hà. Cụ tam lão, các
thuộc lại, những người tai mắt, các bô lão trong làng nhân dân đến xem hai
ba nghìn người. Bà cốt là nhột bà già, tuổi dã bảy mươi. Bọn con gái làm
đệ tử theo bà đến mười người. Tất cả đều mặc áo the mỏng đứng đằng sau
bà cốt chính. Tây Môn Báo nói:
- Gọi người vợ Hà Bá đến dây xem xấu dẹp thế nào?