IV. THỊ TRẤN THNOL MOROY
Thị trấn THNOL MOROY, còn gọi là THNAL MRAY thị trấn
« trăm đường », đã được nhắc nhở từ lâu. Năm 1931, ông LUCIEN
BOUSCARDE, Thanh tra Học chánh ở Bạc Liêu ngồi thuyền theo ngả
kinh CẠNH ĐỀN đến QUAN LỘ đi vào nhưng bị lạc giữa đồng hoang
nên không thể ấn định rõ rệt vị trí của thị trấn.
Năm 1938, người ta càng bàn tán nhiều hơn. Có người cho rằng nơi
đó là một địa điểm đóng quân của Vua Gia-Long trong lúc chống nhà
Tây-Sơn, và gọi tên là LIẾP ĐÁ, LIẾP BÀN, LIẾP VƯỜN, ĐỀN CÔNG
CHÚA, hoặc NỀN CÔNG CHÚA. Người Việt gốc Miên nói rằng đấy là
một thành phố xưa có nhiều đường lộ hoặc bờ đê nên mới có tên
THNOL MOROY, thị trấn trăm đường.
Tháng 4 năm 1938, trong lúc công tác ở SÓC TRĂNG, ông
MALLERET được một người Việt gốc Miên hướng dẫn theo ngả CÀ
MAU xuôi dòng sông Trẹm và sông CẠNH ĐỀN qua vùng sình lầy đến
một dải đất rộng mà người dắt đường thú thật không còn biết gì thêm
nữa. Trên dải đất nầy, ông MALLERET tìm thấy một miếng đá lót bằng
diệp thạch, vài mảnh đá cát (hoa cương thạch) và nhiều mảnh nồi, niêu,
chén hũ bể. Vùng này hoàn toàn hoang vắng, bấy giờ thuộc xã VĨNH
PHONG, tổng THANH YÊN tỉnh Rạch Giá. Người Việt gốc Miên dời đi
nơi khác trong năm 1926-1927 lúc tên CHUCHOC nổi loạn. Trên mặt
đất có vài dấu vết đào xới. Người ta quả quyết rằng một vị tu sĩ ở ẩn
trong vùng đã tìm được nhiều thoi vàng.
Cuộc tìm kiếm được tiếp tục vào tháng 4 năm 1943 do ông Lucien
Bouscarde, lúc ấy giữ chức Thanh tra Học chánh liên tỉnh ở Long Xuyên
đã khám phá được nhóm gò đống đắp cao, trên ấy có nhiều viên gạch và
mảnh chén, nồi bể rất giống với loại ở Óc Eo.
Tháng 4 năm 1944, ông Malleret cùng với ông Bouscarde theo một
con kinh mới đào bề dài 1.300 thước phía trong Cạnh Đền để tránh vũng