Người đời sau thắc mắc không hiểu vì sao vùng Óc Eo bị chôn dưới
lớp cát ? Nhìn vào những món vật khai quật được, các nhà khảo cổ có
thể chứng minh là dân chúng đã hấp tấp rời bỏ một cách vội vàng đến
nỗi những đồ quí giá như nữ trang, vàng bạc cũng không kịp mang theo.
Phải chăng có một thiên tai hãi hùng rơi xuống vùng Óc Eo. ? Theo tài
liệu địa chất học thì mỗi năm hầu hết miền tam giác châu sông Cửu Long
đều bị ngập lụt. Chất phù sa do sông này mang theo bồi đắp thêm cả
vùng, ước lượng lối một tỷ rưỡi thước khối. Trong mấy tháng mưa, nước
sông chứa nhiều phù sa hơn tháng nắng.
Ông Malleret cho rằng sự bành trướng của miền tam giác châu
tương đối chậm. So sánh các bản đồ từ năm I552 đến nay, ta nhận thấy
không có sự khác biệt bao nhiêu. Ông nói rằng vùng Óc Eo hằng năm
đều chịu cảnh ngập lụt, bằng cớ là những nhà sàn tìm thấy trong lòng
đất. Riêng Óc Eo bị vùi lấp có lẽ do một trận lụt kinh hồn thình lình đổ
ụp bùn lầy, phù sa xuống thành phố. Thiên tai có thể xảy ra vào cuối thế
kỷ thứ 7. Quan sát chung quanh, người ta thấy ở những nơi thấp lớp phù
sa dầy lối 2 thước, nơi cao (đất giồng) lối 6 tấc. Trung bình mỗi năm
sông Cửu Long bồi một lớp đất dầy từ 0,0005 đến 0,00016 thước hay lối
0,05 đến 0,016 thước mỗi thế kỷ. Các nhà địa chất học gọi là « phù sa
mới » thuộc thời Pleistocènes (phù sa cũ thuộc thời Holocènes).