SỬ LIỆU PHÙ NAM - Trang 49

giống như nét chữ của dân Hồ (HOU), một sắc dân ở Trung Á châu dùng
Ấn tự. Cảnh vật trong xứ rất đẹp, nhưng dân chúng tỏ ra khiếm nhã.
Thật là lạ lùng ! »

Ông K’ang Tai thuyết phục Vua Fan-Siun ra sắc luật bắt buộc đàn

ông mặc quần áo và dân chúng lấy tấm vải quấn tròn xung quanh thân
mình, gọi là Can-mạn (Kan-man) giống như cái sarong. Nhà vua truyền
cho dân chúng mặc chăn dắt mối sau lưng gọi là sampot. Người giàu
may bằng lụa có thêu bông hoa, người nghèo may bằng vải. Lối kết tóc
bắt đầu phát hiện từ ngày ấy. Người Phù Nam làm đồ trang sức rất đẹp
như nhẫn nạm mặt ngọc, chạm trỗ vàng bạc, vòng cổ, chuỗi hột.

15

Vua Fan-Siun ở ngôi rất lâu. Về mặt chánh trị, từ năm 270 đến 280,

Ngài có gởi quân liên kết với Vua Phạm-Hùng nước Lâm Ấp (Chiêm
Thành) tấn công vùng phía Nam nước Cửu Chân (Việt Nam) qua đèo
Napé. Đối với Trung Hoa, mối giao hảo được cấu kết chặt chẽ nhờ các
phái đoàn Sứ giả qua lại thường xuyên. Sử ký nhà Tấn (TSIN 265-420)
ghi chép về những phái bộ trong năm 265, 268, 285, 286, 287 như sau :

- Năm thứ 4 triều THÁI THỈ (T’AI CHE 285) Vua Thế tổ Võ đế Tư

mã Viêm (265-290), vương quốc Phù Nam và Lâm Ấp gởi mỗi nước một
phái đoàn Sứ giả dâng lễ cống.

- Năm thứ 6 triều THÁI KHƯƠNG (T’AI K’ANG 285) Vua Thái tổ

Võ đế, mùa hạ, tháng 4, có 10 quốc gia trong ấy có vương quốc Phù
Nam dâng lễ cống cây mía gọi là CHƯ GIÁ (TCHOU-TCHO) dài 3 gút
mỗi trượng (tchang) và 100 đôi giày gọi là BẢO-HƯƠNG LÝ (PAO-
HIANG-LU). Hình dáng lạ lùng của đôi giày khiến Hoàng thượng chú ý
đặc biệt và Ngài mỉm cười trước sự cấu tạo có vẻ thô kệch. Tuy nhiên,
Ngài truyền cất trong dãy kho ở ngoài để giữ đầy đủ sản phẩm của mỗi
nước.

- Năm thứ 7 triều THÁI KHƯƠNG (286) có 21 quốc gia trong ấy có

vương quốc Phù Nam và 11 nước trong ấy có nước MÃ HÀN (MA
HAN) gởi phái đoàn Sứ giả dâng lễ cống.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.