SỬ LIỆU PHÙ NAM - Trang 51

là phiên âm chữ Hán của danh từ CHANDAN, tước Vương của các vị
KUSHANA thuộc dòng KANISEHA mà Quốc vương Phù Nam có liên
lạc mật thiết vào bán thế kỷ thứ 3. Một thuyết khác cho rằng tước Vương
CHANDAN cũng được dùng trong giới KOU CHAN. Vào giữa thế kỷ
thứ 4, người KOUCHAN thống trị vùng đất dọc theo bờ sông Hằng Hà
đến gần thị trấn Bénarès bị Hoàng đế SAMUDRA-GUPTA đánh dẹp và
trục xuất khỏi đất Ấn. Hoàng đế Samudra-Gupta ngự trị vào năm 357,
được toàn thể miền Bắc Ấn tùng phục. Có lẽ một số Hoàng thân
KOUCHAN đã tị nạn ở Phù Nam và nhân một trường hợp nào đó chiếm
được ngai vàng.

Dưới triều Vua Tchan-T’an có rất nhiều người Ấn di cư vì họa chiến

tranh đánh dấu cuộc « Ấn Độ hóa » ở Phù Nam lần thứ nhì. Người ta
thấy cái mão hình ống và cái chăn ngắn của dân Ba tư xuất hiện dưới
thời này.

Sử Trung Hoa ghi rằng triều đại Tchan-T’an chỉ triều cống có một

lần thôi.

11) KAUNDINYA (?)-(?)

Sau đó, Vương quốc Phù Nam suy tàn, đến hậu bán thế kỷ thứ 4, Sử

ký nhà LƯƠNG (Leang 502-556) chép rằng nhà Vua kế vị TCHAN-
T’AN là người Ấn thuộc giai cấp thượng lưu theo đạo Bà-la-môn tên là
KIAO-TCH’EN-JOU, người Việt dịch là KIỀU-TRẦN NHƯ, chữ Phạn
là KAUNDINYA, trùng tên với nhà Vua sáng lập nước Phù Nam. Ngài
được Thần linh kêu gọi : « Hãy sang cai trị đất Phù Nam ».

Ngài rất hân hoan ngồi thuyền đến lãnh thổ P’AN P’AN và được

dân Phù Nam tiếp đón nồng hậu, tôn Ngài lên ngôi. Một thuyết khác cho
rằng Nhà vua là một nhân vật có tiếng tăm trong giới trí thức Ấn Độ
nhân đi viếng xứ Bán-Bàn

18

(Mã Lai) gặp lúc nước Phù Nam không có

Vua, người Phù Nam sang mời Ngài lên ngôi báu. Ngài xưng tên là
CRUTAVARMAN, cưới một nàng Công chúa và sửa đổi tất cả luật lệ
theo hệ thống cai trị của người Ấn, và tự cho mình là người binh vực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.