Thánh ngữ VÉDA. Bấy giờ đạo Bà-la-môn phái thờ Thần Çiva mới được
dân chúng tôn sùng nhưng đạo Phật phái Đại thừa vẫn thu hút nhiều tín
đồ. Nhà vua mời nhiều tu sĩ Bà-la-môn ở Ấn Độ sang truyền bá mối đạo
và tặng nhiều quyền lợi, chức tước. Ngài cho dạy chữ Ấn PRÉ-
PALLAVA và lấy kỷ nguyên ÇAKA để tính ngày, tháng (Kỷ nguyên
CAKA sau D.L. 78 năm). Sau khi Ngài thăng hà, người con trưởng nối
ngôi.
12) CRI-INDRAVARMAN (424 ?-438 ?)
Thái
tử
nối
ngôi
tên
CRI-INDRAVARMAN
hay
CRESTHAVARMAN, người Tàu gọi là TCH’E-LI-T’O.PA-MO (TRÌ
LÊ ĐÀ BẠT MA) có sai Sứ sang Trung Hoa dưới đời Vua Văn-đế
(WEN TI) nhà Tống (SONG 424-454) đệ trình một lá sớ và tặng nhiều
phẩm vật sản xuất trong nước.
TỐNG THƯ (SONG CHOU) hay Sử ký nhà Tiền Tống (420-478)
do ông TRẦN ƯỚC (CHEN YO) soạn có ghi :
- Năm thứ 11 triều NGUYÊN HẠ (YUAN-KIA 434) Vua Văn-Đế
(424-454), các quốc gia Lâm Ấp, Phù-Nam và Holotan gởi phái đoàn Sứ
giả dâng lễ cống các phẩm vật trong nước.
- Năm thứ 12 triều Nguyên hạ (435), tháng 7 ngày Ất-Dậu (YI-
YEOU) Vương quốc XÀ BÀ TA ĐẠT (CHÔ P’O SO TA) và Phù Nam
gởi phái đoàn Sứ giả dâng lễ cống các phẩm vật trong nước.
- Năm thứ 15 triều Nguyên hạ (438) vương quốc Cao Ly, Nhật Bản,
Phù Nam gởi phái đoàn Sứ giả dâng lễ cống các phẩm vật trong nước.
Trong đoạn nói về giống rợ ở phương Nam, Sử chép : « Dưới triều
Nguyên hạ, năm thứ 11 (434), năm thứ 12 (435) và năm thứ 15 (438),
Quốc vương Trì-Lê Đà-Bạt-Ma (TCHE-LI-T’O-PA-MO) gởi phái đoàn
Sứ giả dâng lễ cống ».
Trong đoạn nói về xứ Lâm Ấp, Sử ghi : « Nước Lâm Ấp muốn tấn
công nước Giao Châu (KIAO-TCHEOU) và mượn quân Phù Nam. Vua