- Năm thứ 8 triều THÁI KHƯƠNG (287) vương quốc Phù Nam và
KHƯƠNG CƠ (K’ANG-KIN) ở phương Đông gởi phái đoàn Sứ giả
dâng lễ cống.
Ba lần sau này (năm 285, 286 và 287) là kết quả của sự bành trướng
về việc giao thương theo đường biển sau khi nhà Tấn dẹp ba nước Đông
Ngô, Tây Thục, Bắc Ngụy thống nhất Trung Hoa vào năm 280. Vua nhà
Tấn bấy giờ
cần mua những vật phẩm thượng hảo hạng của các quốc
gia ở phía Nam.
Mặt khác, Vua Phù Nam liên lạc mật thiết với nước Lâm Ấp (Chiên
Thành), mà về sau người ta có thể cho rằng nhà Vua đã thống trị lãnh thổ
láng giềng này.
Từ năm 287 đến 357 không hiểu vì lẽ gì người Trung Hoa không
ghi chép về Phù Nam suốt 70 năm.
10) TCHAN-T’AN (357-?)
Trước năm 357, không ai biết vì nguyên cớ nào Vương quốc Phù
Nam lọt vào tay một nhà Vua lạ mặt. Đầu năm 357, Sử ký nhà TẤN và
nhà LƯƠNG (Tsin-Leang 502-556) có ghi những cuộc tiếp xúc với phái
đoàn Sứ giả Phù Nam do nhà Vua CANDANA, người Tàu gọi là T’IEN-
TCHOU TCHAN-T’AN phái đến. Sử chép :
« Năm Thăng Bình
(CHENG-P’ING 357) triều Vua Mục-Đế
(MOU-TI) tháng giêng, THIÊN TRÚC CHIÊU ĐÀN (T’IEN-TCHOU
TCHAN-T’AN) Quốc vương Phù Nam dâng lễ cống một bầy voi nhà,
Hoàng đế ban chiếu rằng : Xưa kia, các đấng Tiên vương cho những con
vật lạ lùng của các quốc gia ở xa xôi như là nguồn gốc của những điều
tai hại cho dân chúng nên đã cấm chỉ. Bây giờ vật ấy chưa đến, ta có thể
hoàn lại nguyên xứ ».
T’IEN-TCHOU là tiếng người Tàu gọi nước Ấn Độ. Tên T’IEN-
TCHOU TCHAN-T’AN nghĩa là « người Ấn Độ tên TCHAN-T’AN ».
Nhà chép sử miêu tả Nhà vua giống như một người Ấn TCHAN-T’AN