Phù Nam không bằng lòng ».
13) KAUNDINYA-JAYAVARMAN (470?-514)
Mười năm sau, Sử ký NAM TRIỀU nhà TỀ (T’SI 479-501) dưới
triều Vua VÕ-ĐẾ (WOU-TI) (483-494) do ông TÚ-TỬ-HIỂN (SIAO-
TSEN-HIEN) biên soạn vào đầu thế kỷ thứ 6, lần đầu tiên nhắc đến
Vương quốc Phù Nam, về Nhà vua KIỀU-TRẦN NHƯ XÀ-DA BẠT-
MA (KIAO-TCH’EN-JOU CHÔ-YE-PA-MO), phiên dịch tên KAUNDI-
NYA-JAYAVARMAN. Ngài tức vị năm nào không thấy nói. Có thuyết
cho rằng Ngài trị vì khoảng năm 470 và 514. Ngài được coi là Nhà vua
mạnh nhất trong những năm cuối thế kỷ thứ 5. Ngài tôn thờ đạo Phật
mặc dầu đạo Bà-la-môn, phái thờ thần ÇIVA vẫn còn nhiều ảnh hưởng ở
Phù Nam với tục lệ thờ vị Thần MAHECVARA (MA-HÊ-THÙ-LA) mà
uy linh ngự trị trên đỉnh núi MO-TAN (MA-ĐAM) hiện giờ gọi là
Baphnom. Tất cả chư hầu đều được hưởng ơn vũ lộ của Ngài và toàn thể
dân chúng sống trong cảnh thái bình vì Đức Quan-thế-Âm, theo Phật
giáo ngành Đại thừa, đã che chở và phù hộ cho Vương quốc.
Ngài phái nhiều thương gia sang buôn bán ở Quảng Châu
(KOUANG-TCHÉOU) thuộc tỉnh Quảng Đông (KOUANG-TONG).
Trên đường về xứ có vị Thiền sư Ấn Độ tên SĨ-ĐẠT-TA NA-GIÀ-TIÊN
(CAKYA NAGASENA) tháp tùng. Thuyền họ bị gió cuốn vào xứ Lâm
Ấp (Chiêm Thành) và bị thổ dân cướp sạch hàng hóa
. Vị Thiền sư trở
về đế-đô Phù Nam bằng đường bộ, tâu trình Quốc vương rằng : « Suốt
dẫy giang sơn Trung Quốc có một vị Thánh vương vâng lịnh Thượng đế
trị vì thiên hạ ».
Năm VĨNH MINH (YONG-MING 484) thứ 2 triều Vua Võ-Đế nhà
Tề (483-494), Quốc vương KAUNDINYA-JAYAVARMAN phái Thiền
sư sang Trung Hoa dâng cống nhiều phẩm vật và xin Vua Võ-Đế giúp
quân tiếp viện để chống lại nước Lâm Ấp. Trong lá sớ Quốc vương viết
như vầy :