SỬ LIỆU PHÙ NAM - Trang 65

Vào thế kỷ sau, Sử ký nhà Đường (T’ANG 618-907) ghi rằng phái

đoàn Sứ giả do Vương quốc Phù Nam gởi đến vào thượng bán thế kỷ thứ
7 không phải của dòng Vua Phù Nam. Sử chép :

« Trong nước bấy giờ có một cuộc thay đổi lớn, Nhà vua đóng đô ở

thành phố ĐẶC MỤC (TÔ MOU), thình lình bị nước Chân Lạp chiếm
đóng, phải chạy trốn về miền Nam, ở thị trấn NA FOU NA (NA PHẤT
NA) ».

26

15) NGÀY TÀN CỦA VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM

Vương quốc Phù Nam tuy bị Chân Lạp xâm chiếm vào năm 550

nhưng vẫn còn chống giữ đến năm 627. Trong khoảng thời gian ấy có 4
vị Quốc vương nối tiếp trị vì và tìm cách khôi phục cơ đồ. Vua Phù Nam
chiếm đóng ở các tỉnh miền Tây Nam Việt ngày nay, gần bờ biển và
vùng Bassac. Quân Chân Lạp đã chiếm Biển Hồ, chận đường giao thông
của Phù Nam với miền Ménam, đóng binh ở thủ đô VYÂDHAP-URA
(TÔ MOU) và miền hạ lưu sông Mékong, rồi tuyên bố dựng nước.

Quốc vương Xích Thổ (TCHE T’OU) ở trung tâm Thái Lan là một

nhánh họ của dòng Vua Phù Nam cũng tự xưng độc lập. Năm 607,
Vương quốc này tiếp một phái đoàn Sứ giả Trung Hoa.

Nước Sâm Bán (TS’AN PAN) và TAO MING cũng thuộc nhánh họ

của Phù Nam, tự xưng độc lập. Năm 625, Vương quốc Ts’an-pan tiếp
một phái đoàn Sứ giả Trung Hoa.

Triều đình Phù Nam đóng ở miền Nam Bassac tại NA-FOU-NA.

Năm 616 và lần cuối cùng năm 627, Quốc vương Phù Nam gởi Sứ giả
sang Trung Hoa cầu quân cứu viện để đánh Chân Lạp nhưng Vua Tàu là
nhà ĐƯỜNG (T’ANG 618-907) từ khước.

Sử Trung Hoa ghi rằng : « Dưới triều VÕ-ĐỨC (WOU-TO 618-627)

Vua Cao tổ Lý Uyên (618-627) và TRỊNH QUÁN (TCHENG-KOUEN
627-650) Vua Thái tông Lý thế Dân (627-650), Vua Phù Nam phái Sứ
giả dâng hai người dân « đầu trắng ». Giống người này ở về phía Tây

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.