TRÚC-ĐƯỜNG BẢO-LÃO (TCHOU TANG PAO LAO) hướng dẫn
sang Nam Kinh dâng Hoàng đế nhà Lương một lá sớ và lễ cống.
Năm Thiên Giám thứ 18 (519), Ngài phái một đoàn Sứ giả dâng một
tượng Phật bằng gỗ bạch đàn ở Ấn Độ và nhiều lá cây bồ đề (bà la, p’o
lo) nơi Đức Phật tịch diệt, nhiều viên ngọc houo-ts’i (?), củ nghệ, tô hạp
hương và các loại dầu thơm.
Sau đó, Quốc vương cử nhiều phái bộ vào những năm 519, 520,
530, 535, và 539.
Sử Trung Hoa ghi rằng :
« Năm Thiên Giám thứ 16 (T’IEN KIEN 517), tháng 8, Vương quốc
Phù Nam và Bà Lợi (P’O-LI) gởi mỗi nước một phái đoàn Sứ giả dâng lễ
cống.
« Năm PHỔ THÔNG (P’OU-TONG) thứ nhất (520), tháng giêng,
ngày Canh Tý (KENG TSEU), Vương quốc Phù Nam và Cao Ly (KAO-
LI) phái Sứ giả dâng lễ cống.
« Năm TRUNG ĐẠI THÔNG (TCHONG TA T’ONG) thứ hai (530),
tháng 6, ngày Nhâm Thân (JEN CHEN), Vương quốc Phù Nam phái Sứ
giả dâng lễ cống.
« Năm ĐẠI ĐỒNG (TA T’ONG) thứ nhất (535), tháng 7, ngày Tân
Mão « SIN-MAO », Vương quốc Phù Nam phái Sứ giả dâng lễ cống.
« Năm Đại Đồng thứ 5 (539) tháng 8, ngày Ất Dậu (YI-YEOU)
Vương quốc Phù Nam phái Sứ giả dâng một con u tây còn sống và nhiều
phẩm vật nội hóa ».
Nhân dịp này, Quốc vương RUDRAVARMAN có trình với Vua Tàu
rằng Ngài có một sợi tóc của Đức Thích Ca dài một trượng hai chân. Vị
Hoàng đế nhà Lương bèn truyền Thiền sư THÍCH VÂN BỬU « CHE-
YUN-PAO »
đến Phù Nam thỉnh ngọc xá lợi quí báu ấy.
Một bản văn bằng chữ Bắc Phạn (Sanskrit) ghi trên bia đá tìm thấy
ở BATI cho biết rằng Nhà vua ngự trị giữa thời kỳ Phật giáo đặt nền