SỬ LIỆU PHÙ NAM - Trang 62

« Năm Thiên Giám thứ hai (T’IEN KIEN 503) mùa thu, tháng 7, các

quốc gia Phù Nam, KOU TCHA và Trung Ấn Độ gởi mỗi nước một phái
đoàn Sứ giả dâng cống phẩm vật trong xứ. Năm Thiên Giám thứ 10 (511)
và thứ 13 (514) tháng 8, ngày Quý Mão (KOUEI-MAO), các quốc gia
Phù Nam, KHO TEN gởi mỗi nước một phái đoàn Sứ giả dâng cống
phẩm vật trong xứ ».

Không có bia đá nào ghi chép về triều đại của Nhà vua, chỉ có hai

bia đá khắc chữ Bắc Phạn (Sanskrit) của Hoàng hậu tên
KULAPRABHÂVATI và Thái tử GUNAVARMAN viết theo lối chữ
thông dụng vào hạ bán thế kỷ thứ 5.

Trên một bia đá tìm thấy ở Cao Miên trong vùng phía Nam tỉnh

Takeo, Hoàng hậu KULAPRABHÂVATI muốn thoát tục, thuật lại việc
xây cất cái am nhỏ và đào cái ao để ở ẩn. Thi tiết trong lời dẫn đầu của
bản văn được thảo theo ý của phái thờ Thần VISHNOU.

Trên khối đá xây tường trụ cửa của một ngôi nhà mát cất dọc theo

đường ở Tháp Mười (miền Nam Việt Nam ngày nay), Thái tử
GUNAVARMAN, con trưởng Nhà vua được gọi là « mặt trăng của dòng
dõi KAUNDINYA » ra lệnh khắc một bản văn bằng lối chữ xưa ghi lại
cuộc xây cất một ngôi đền trên « vùng đất bùn lầy » do Thái tử « dù còn
nhỏ tuổi » chỉ huy. Trong đền có dấu chân của Thần VISHNOU gọi là
CHAKRATIRTHASVAMIN.

14) RUDRAVARMAN (514-550)

RUDRAVARMAN, người Tàu gọi là LƯU ĐÀ BẠT MA (LIEOU-

T’O-PA-MO), nối ngôi Vua KAUNDINYA-JAYAVARMAN vào năm
514. theo Sử ký nhà Lương là kẻ soán ngôi. Ngài là con của một Cung
phi đã ám sát Thái tử GUNAVARMAN. Thái tử tuy là con dòng chánh
nhưng nhỏ tuổi hơn Ngài.

Năm Thiên Giám thứ 16 (T’IEN-KIEN 517), Vua

RUDRAVARMAN phái một đoàn Sứ giả do vị tu sĩ Bà-la-môn tên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.