SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG (MỘT NGƯỜI MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM) - Trang 131

và xem chủ nghĩa cộng sản vô thần như một điều ghê tởm, định kiến của
Lansdale dẫn đến những giả thuyết sai cũng như Vann sau n ày nghe Cao.
Ông nghĩ hoàn toàn bình thường khi một nhà lãnh đạo Việt Nam được Hoa
Kỳ trực tiếp bảo trợ và gắn bó với những người cấp cao Mỹ. Lansdale xem
những người công giáo di cư từ miền Bắc là những người yêu nước đã
“chiến đấu để giải phóng đất nước khỏi người Pháp” cho đến khi phát hiện
ra họ bị lừa gạt và lôi kéo vào một âm mưu cộng sản; họ chạy trốn vào
Nam để tạo dựng một “nước Việt Nam” tự do. Trong một báo cáo mật, ông
viết Hải Phòng trong những tháng cuối cùng của việc di tản “nhắc lại thời
kỳ những người mở đường Mỹ ở thế kỷ XVII”. Ông không thấy gì sai
trong việc Hoa Kỳ chọn những người công giáo đề giúp đỡ họ. Ông thấy
hoàn toàn đúng khi có một người công giáo làm tổng thống mà ông quan
niệm là một “người Việt Nam tự do”.

Thiểu số người công giáo có một khuyết tật. Lansdale rất lo lắng làm cho

họ phân biệt giữa những “thực dân” Mỹ và Pháp. Nhưng sự phân biệt hời
hợt ấy không dựa vào một sự phân biệt sâu sắc. Bây giờ ông đối mặt với
lịch sử Việt Nam chứ không phải Philippines. Quyết định dựa vào dân công
giáo và chọn trong đó một chính phủ Sài Gòn đúng như ông thông báo cho
những người Mỹ đến thay thế người người Pháp. Những người chuyển theo
Thiên chúa giáo được người Pháp sử dụng như một đội quân thứ năm thâm
nhập vào nước Việt Nam truyền thống và được quan chức thực dân khen
thưởng. Nhân dân coi họ là một giáo phái có xu hướng ngoại lai. Sau khi
người Pháp ra đi, lẽ tự nhiên họ tìm kiếm một người bảo trợ nước ngoài
khác. Họ nói với Lansdale với cách họ nghĩ ông này muốn nghe.

Diệm không tin vào một chính phủ nghị viện tuy hai năm rưỡi lưu vong

ở Hoa Kỳ ông học để hiểu được hệ thống nhà nước Hoa Kỳ khiến cho
Lansdale có cảm giác ngược lại. Công bằng xã hội cũng không làm ông
quan tâm. Ông không muốn điều chỉnh cơ cấu truyền thống người Pháp đã
sắp xếp cố định. Diệm là một người phản động cực đoan, quyết định thành
lập một triều đại gia đình mới trong một đất nước đã lỗi thời. Ở thế kỷ thứ
X họ Ngô đã cai trị ít lâu. Diệm tự thấy mình cầm đầu một triều đại thứ hai
thay thế họ Nguyễn mất tín nhiệm vì một Bảo Đại thoái hóa. Gia đình giúp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.