SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG (MỘT NGƯỜI MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM) - Trang 493

dễ chấp nhận hơn nếu điều đó đến từ một nhân vật được kính trọng như
tướng York. York viết thư từ nước Cộng hòa Dominique, chỗ ông đang chỉ
huy Sư đoàn 82 không quân, để nói với anh rằng ông đồng tình về nguyên
tắc một “sự chỉ huy thống nhất hoặc cái gì đó tương tự điều chúng ta có ở
Triều Tiên”, sẽ là “hy vọng duy nhất của chúng ta cải biến quân đội Sài
Gòn thành một lực lượng có năng lực”.

Đầu năm 1966, York đến Sài Gòn cố thuyết phục Westmoreland thực

hiện việc chỉ huy thống nhất ấy, đưa các sĩ quan Mỹ vào mọi cấp của hệ
thống Quân lực Cộng hòa từ ban tham mưu đến những đơn vị thực địa.
Như vậy, Westmoreland có thể nhanh chóng được kiểm soát được hàng
trăm nghìn quân lính Việt Nam, sử dụng họ có hiệu quả và nhân sức chiến
đấu của họ lên. York sợ rằng nếu chỉ dựa vào quân lính Mỹ, Hà Nội sẽ phá
hỏng chiến thuật ấy bằng cách đưa quân đội thường trực miền Bắc vào đủ
để vượt họ về số lượng. Năm 1965, chế độ Sài Gòn cho rằng có 679.000
lính cầm vũ khí, trong đó có Lực lượng vùng và lực lượng địa phương
quân. Nếu đánh giá một phần ba quân số ấy là lính ma và lính “cây cảnh “,
còn lại 450.000 quân lính thì tiềm lực bị bỏ phí.

York cũng khuyến khích Westmoreland xây dựng những đơn vị hỗn hợp

Mỹ-Việt theo kinh nghiệm Mc Arthur thành lập hồi đầu chiến tranh Triều
Tiên. Do không có đủ lính Mỹ được huấn luyện, McArthur đã đưa vào các
đơn vị của ông lính Nam Triều Tiên mới nhập ngũ thay thế các “bạn” Mỹ.
Vấn đề ngôn ngữ giải quyết rất nhanh vì chỉ khoảng 100 từ đủ cho một lính
bộ binh và lính Mỹ ở Triều Tiên sử dụng lối nói lẫn lộn tiếng Anh, Triều
Tiên và Nhật Bản. Sau một thời gian thực hành, các đơn vị hỗn hợp ấy gần
như cũng hiệu quả như những người Mỹ được đào tạo thực thụ.

Mục tiêu của York không phải tạo nên những bị thịt rẻ tiền cho trọng

pháo châu Á. Đích của ông đúng ra là tạo cơ sỏ cho một quân đội có chất
lượng bằng việc đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan và lính Việt Nam theo khuôn
mẫu nhà nghề của quân đội Mỹ. Ông gợi ý cho Westmoreland bắt đầu từ
các đại đội hỗn hợp trong đó một trong ba trung đội người Việt Nam và là
chỉ huy phó. Giữ người Việt trong một trung đội thay vì xé lẻ trong toàn đại
đội có lợi vừa đào tạo sĩ quan của họ vừa để họ chỉ huy người của mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.