SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG (MỘT NGƯỜI MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM) - Trang 572

Người nói như vậy không phải một anh trung tá bỏ đạo ở miền Nam

hoặc một cố vấn ở tỉnh phao đồn những lý thuyết kỳ cục. Lần này là một vị
tướng, người đứng thứ ba trong hệ thống Hải quân mà ảnh hưởng dù sao
vẫn luôn cao hơn cấp bậc của mình. Vả lại hai người cấp trên là đồng minh
của ông. Người thứ nhất, đô đốc Hải quân Ulysses S.Grant Sharp, trong
Thế chiến thứ hai chỉ huy một khu trục hạm, bây giờ là tổng chỉ huy Thái
Bình Dương. Người thứ hai, tướng Wallace Greene, chỉ huy các Quân đoàn
Hải quân. Trong những năm 60, Greene không ngập ngừng hơn những chỉ
huy quân sự khác về cuộc chiến tranh Việt Nam . Thậm chí, ông muốn huy
động cả những quân nhân dự bị, gửi sang 500.000 người càng nhanh càng
tốt nhưng không muốn sử dụng như Westmoreland đã làm. Hải quân có
một quan niệm truyền thống từ sự can thiệp của họ vào Trung Mỹ và vùng
Caraibes. Theo họ, những cuộc tranh chấp như ở Việt Nam là những cuộc
chiến tranh bình định chứ không phải là sự đụng độ của những đơn vị chiến
đấu lớn. Vì vậy, khi Greene nhận được một bản giác thư, ông tán thành
ngay.

Trở ngại là ở Westmoreland. Greene đã cố thuyết phục ông ta có quan

niệm đúng đắn hơn về công cuộc bình định vào tháng Tư năm 1965. Đô
đốc Hải quân Sharp cũng đã thuyết phục ông ta. Kế hoạch của Krulak
không cần trung gian, khai thác những quan hệ của ông đã có với
McNamara trong những năm dưới quyền Kennedy để khuyến cáo bộ
trưởng Quốc phòng. Sharp và Greene đều tán đồng. Krulak bay đến
Washington tháng Giêng năm 1966 và thấy McNamara bị tác động mạnh
mẽ bở những con tính của Krulak : 20% tiềm lực Hà Nội trả giá cho
175.000 mạng người. Ông ấy nói : “Tôi nghĩ ông phải nói điều này với
tổng thống”. Nhưng ông gợi ý trong lúc chờ đợi, nên gặp Averell Harriman
, lãnh đạo những vấn đề chính trị để trao đổi một điểm khác cần tranh luận
nhiều do Krulak nêu lên trong giác thư về việc ném bom miền Bắc Việt
Nam . Ông cho rằng thật mơ hồ khi cố gắng ngăn chặn việc tiếp tế vũ khí,
đạn dược của Liên Xô, Trung Quốc đưa vào miền Nam bằng đường bộ và
đường sắt ở Bắc Việt Nam . Ông nói, muốn có hiệu quả, phải ngăn chặn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.