lên gấp năm lần trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Từ 1998 đến
2001, xuất khẩu của Malaysia và Indonesia sang Trung Quốc tăng
“gần gấp đôi,” tương tự kim ngạch xuất khẩu của Philippines sang
Trung Quốc từ năm 2003 đến năm 2004. Từ năm 2002 đến 2003,
tổng lượng xuất khẩu từ tất cả các nước ASEAN sang Trung Quốc
tăng 51,7%, và đến năm 2004 “Trung Quốc đã trở thành đối tác
thương mại hàng đầu của khu vực, vượt qua Hoa Kỳ.” Tuy nhiên, sự
thống trị về kinh tế của Trung Quốc cũng có khía cạnh tốt, vì nó giữ
vai trò như một cỗ máy hiện đại hóa cho toàn bộ khu vực Đông Nam
Á. Nhân tố gây phức tạp trong kịch bản này là Việt Nam, một kẻ thù
lịch sử của Trung Quốc với một quân đội to lớn và những căn cứ hải
quân chiếm giữ những vị trí chiến lược có thể làm một hàng rào tiềm
năng, cùng với Ấn Độ và Nhật Bản, chống lại Trung Quốc. Nhưng
ngay cả Việt Nam, với tất cả những lo ngại của mình về người láng
giềng phía bắc to lớn hơn gấp bội, không có sự lựa chọn nào, ngoài
việc tiến triển tốt cùng nó. Trung Quốc có thể vẫn ở giai đoạn đầu
của sự bành trướng trên lục địa, do đó việc thâu tóm các vùng ngoại
vi còn đang trong pha phôi thai. Nét lịch sử then chốt của những
thập niên sắp tới có thể là ở cách thức Trung Quốc thực hiện ý đồ
của nó. Nếu Trung Quốc thành công, thì kiểu loại bá chủ khu vực
như thế nào sẽ lên ngôi đây?
Mông Cổ, vùng Viễn Đông của Nga, Trung Á, và Đông Nam Á,
tất cả đều là những vùng tự nhiên chịu sự ảnh hưởng và bành
trướng của Trung Quốc, cho dù không có thay đổi về biên giới chính
trị. Tuy nhiên, có một khu vực mà Trung Quốc có thể xâm lấn, nơi
đường biên giới có thể dịch chuyển, đó là bán đảo Triều Tiên. Thực
vậy, trong một thế giới ngày càng được định hình bởi công nghệ
thông tin mới, chế độ Bắc Triều Tiên, cực kỳ khép kín, có vẻ như