SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 314

tại một Đông Nam Á mà ở đó nhà nước trước đây từng hùng mạnh
của Thái Lan có thể ngày càng yếu thế hơn trong vai trò của một
nhân tố neo giữ khu vực và vật đối trọng cố hữu chống lại Trung
Quốc, gây nên bởi những vấn đề sâu xa trong cấu trúc của chính
trường Thái Lan: hoàng gia, với một vị vua ốm yếu, ngày càng ít có
vai trò giữ ổn định hơn; quân đội Thái Lan bị làm vẩn đục bởi tình
trạng bè phái; cả xã hội đang bị chia rẽ về mặt tư tưởng giữa một
tầng lớp trung lưu thành thị và những giai tầng nông thôn đang đi
lên. Trung Quốc, lắm tiền nhiều của, đang phát triển các mối quan
hệ quân sự song phương với Thái Lan và các nước Đông Nam Á
khác, trong khi sự hiện diện quân sự của Mỹ, mà ví dụ điển hình là
những cuộc tập trận hằng năm trong khu vực, như Rắn Hổ Mang
Vàng chẳng hạn, đang giảm dần ý nghĩa đối với Hoa Kỳ, nhất là từ
khi Mỹ dồn năng lượng cho các cuộc chiến tranh Trung Đông của
mình. Lưu ý rằng tình trạng này có thể sớm thay đổi, khi chính
quyền Obama muốn chuyển trục sang châu Á và xa dần Trung Đông
để đối phó với một Trung Quốc đang mạnh lên về quân sự.

Xa hơn trong khu vực Đông Nam Á, cả Malaysia và Singapore

đang đi vào tiến trình chuyển đổi dân chủ đầy thử thách của mình,
trong lúc cả hai nhân vật mạnh mẽ trong kiến tạo quốc gia của họ,
Mahathir bin Mohammed và Lý Quang Diệu, đều rời khỏi chính
trường. Do hầu như toàn bộ cư dân thuộc sắc tộc Malay đều theo
Hồi giáo, nên Hồi giáo mang tính phân biệt chủng tộc ở Malaysia, và
kết quả là sự chia rẽ nội bộ cộng đồng giữa người Malay và các
cộng đồng Trung Quốc, Ấn Độ. Dần dần, sự Hồi giáo hóa đã khiến
cho 70 ngàn người Trung Quốc rời bỏ Malaysia trong hai thập kỷ
qua, trong khi đất nước này ngày càng rơi vào cái bóng của Trung
Quốc về kinh tế (vì hàng hóa từ Trung Quốc chiếm phần lớn khối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.