SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 312

lãng mạn của chủ nghĩa dân tộc Tây Tạng sẽ không tiêu tan, mà
thậm chí còn có thể mạnh thêm.

Tất nhiên người ta cũng có thể cho rằng, những đường biên giới

với nhiều rối ren đến vậy sẽ cản trở sức mạnh của Trung Quốc,
cũng đồng nghĩa địa lý là một vật cản trở những tham vọng của
Trung Quốc. Nói cách khác, Trung Quốc hầu như bị bao vây. Nhưng
sự tăng trưởng kinh tế và dân số trong những thập kỷ gần đây, sẽ
còn được tiếp tục trong tương lai nhìn thấy được, dù có chậm hơn,
khiến ta nghĩ rằng nhiều đoạn biên giới trên đất liền của Trung Quốc
cũng đóng vai trò như một yếu tố gia tăng sức mạnh: bởi lẽ chỉ có
sự xâm lấn của Trung Quốc vào những khu vực thưa dân và ít năng
động này, chứ không hề ngược lại. Một số người giải thích rằng sự
hiện diện của một số quốc gia suy yếu hoặc nửa suy yếu trên biên
giới với Trung Quốc, như Afghanistan và Pakistan, là một mối nguy
cho Bắc Kinh. Tôi đã đến những khu vực biên giới ấy. Chúng đều
nằm ở vùng đất xa xôi hẻo lánh nhất, trên những độ chênh cao ngất
và có rất ít cư dân. Ngay cả nếu Pakistan bị sụp đổ hoàn toàn,
những người Trung Quốc sống ở phía bên kia biên giới cũng không
bị tác động là bao. Biên giới Trung Quốc không phải là vấn đề, mà
vấn đề là ở xã hội Trung Quốc, nơi mà một khi trở nên thịnh vượng
hơn và khi kinh tế tăng trưởng chậm lại, nỗi ám ảnh về biến động
chính trị sẽ tăng lên dưới hình thức nào đó. Và một biến động chính
trị lớn sẽ có thể làm cho nước này đột nhiên dễ bị tổn thương trên
những vùng sắc tộc thiểu số biên cương.

Lối ra thuận lợi nhất cho những tham vọng Trung Hoa nằm trên

hướng những quốc gia tương đối yếu của khu vực Đông Nam Á. Ở
đây cũng vậy, vị trí địa lý của Trung Quốc là không hoàn hảo. Trung
Quốc đã thống trị Việt Nam trong thiên niên kỷ thứ nhất của kỷ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.