nhiều tuyến đường đang trong quá trình xây dựng nối Tân Cương
với Kyrgyzstan, Tajikistan và Afghanistan. Riêng tại Afghanistan, một
công ty của Trung Quốc, Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc Shistiju,
“đang thách thức sự bất an” bằng cách xây dựng một con đường ở
tỉnh Wardak. Trung Quốc đang cải thiện cơ sở hạ tầng đường sắt
dẫn vào Afghanistan từ một số hướng. Như vậy là trong khi Hoa Kỳ
cố sức để đánh bại al-Qaeda và Taliban, thì Trung Quốc là kẻ thực
sự hưởng lợi trên phương diện địa chính trị. Việc triển khai quân sự
thì ngắn ngủi, kiểu như sớm nở tối tàn, còn những con đường,
những mối kết nối đường sắt, đường ống thì có thể hầu như mãi
mãi.
Cũng giống như sa mạc Taklamakan ở Tân Cương, sơn nguyên
Tây Tạng lan tỏa rộng, giàu quặng đồng và quặng sắt, chiếm phần
lớn lãnh thổ Trung Quốc, điều đó làm rõ sự kinh hoàng mà Bắc Kinh
sẽ phải trải nghiệm, trong trường hợp Tây Tạng được quyền tự chủ,
được đứng riêng độc lập. Nếu không có Tây Tạng, Trung Quốc thu
nhỏ hơn nhiều và hầu như sẽ có một tiểu lục địa Ấn Độ mở rộng:
điều này giải thích tốc độ tiến triển của những dự án đường sắt và
đường bộ của Trung Quốc trên khắp khối núi Tây Tạng.
Nếu bạn chấp nhận, trong tương lai Pakistan trở thành một vùng
của Trung Quốc mở rộng, cùng với những con đường đã được
Trung Quốc xây dựng và dự án cảng trên bờ Ấn Độ Dương của nó,
và đặt những quốc gia tương đối yếu của Đông Nam Á vào vị thế
tương tự, thì khi đó Ấn Độ, với hơn một tỷ dân, hóa thành một cái
nêm địa lý chọc thẳng vào vùng ảnh hưởng rộng lớn này của Trung
Quốc. Một bản đồ Đại Trung Quốc (tức là Trung Quốc mở rộng)
trong Bàn cờ lớn của Zbigniew Brzezinski làm cho điều này trở nên
sống động. Thật vậy, Ấn Độ và Trung Quốc – đều có dân số khổng