SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 308

thường vượt quá 3.500 m, dân cư tương đối thưa thớt, chủ yếu là
người thiểu số Tây Tạng và Uighur. Sinh ra trong các thung lũng
Hoàng Hà và sông Vị, nơi con người cư trú từ thời tiền sử, nền văn
minh Trung Hoa bắt đầu lan tỏa một cách tự nhiên đọc theo những
con sông lớn, đóng vai trò tương tự như những con đường đối với
Roma. Trong cái nôi ấy của nền văn minh Trung Hoa, mặt đất được
phủ một mạng lưới của “vô số con sông, kênh rạch và dòng nước
tưới nuôi dưỡng những khu vườn tươi tốt và những đồng lúa […].
Những dòng nước lũ theo mùa hằng năm tưới và trả lại cho đất
những chất dinh dưỡng cần thiết cho độ phì của nó.” Ngày nay, lãnh
thổ Trung Quốc không chỉ bao gồm cái nôi với đất đai ẩm ướt và
màu mỡ này, mà còn cả những khu vực khô hạn rộng lớn của Trung
Á thuộc người Turk và vùng Tây Tạng lịch sử. Việc tích hợp thành
công những vùng lãnh thổ mới này là thách thức địa lý chủ chốt đối
với Bắc Kinh, một sự thách thức rất ăn khớp với lịch sử của đế quốc
Trung Hoa. Trong con mắt của Bắc Kinh, không bao giờ có chuyện
Trung Quốc từ bỏ quyền kiểm soát đối với các cao nguyên ngoại vi
của nó. Vì vậy, Owen Lattimore, chuyên gia người Mỹ thời kỳ giữa
thế kỷ XX, đã nhấn mạnh: “Nước của Hoàng Hà là nước của tuyết
tan từ Tây Tạng […] và một phần dòng chảy của nó chảy qua vùng
lân cận của thảo nguyên Mông cổ”. Tây Tạng, nơi phát nguyên của
các sông Hoàng Hà, Dương Tử, Mekong, Salween, Brahmaputra,
sông Ấn và Sutlej, có lẽ là nguồn dự trữ nước ngọt lớn nhất thế giới.
Các kết quả nghiên cứu dự báo rằng, đến năm 2030, nhu cầu về
nước của Trung Quốc dự kiến sẽ vượt quá 25% so với nguồn nước
dự trữ, nên có thể dễ dàng hiểu được mối quan tâm của họ về kiểm
soát vùng Tây Tạng. Để bảo vệ những khu vực này, nơi dưới lòng
đất có hàng tỷ tấn dầu, khí đốt thiên nhiên và đồng, Trung Quốc từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.