lồ, với quá khứ văn hóa rất khác biệt, rất phong phú và dễ bị tổn
thương, với sự cận kề về mặt địa lý, với những cuộc tranh chấp biên
giới khôn nguôi, mặc dù có mối quan hệ thương mại bổ sung lẫn
nhau - đã bị hoàn cảnh địa lý đặt vào vị thế đối địch ở một mức độ
nhất định. Và câu chuyện Tây Tạng chỉ làm nhức nhối thêm tình
trạng đối đầu này, vì đối với Trung Quốc, đây là vấn đề cốt lõi. Ấn Độ
là nước chứa chấp chính phủ lưu vong của Đức Dalai Lama tại
Dharamsala, nhằm làm cho việc tranh tụng về Tây Tạng luôn sống
động trong tòa án dư luận toàn cầu. Dan Twining, chuyên gia cao
cấp về châu Á tại Quỹ German Marshall ở Washington, cho rằng
những căng thẳng biên giới Ấn-Trung gần đây “có thể liên quan với
điều lo ngại của Bắc Kinh về việc hóa thân của Đức Dalai Lama,” vì
Đức Dalai Lama được tuyển chọn có thể lên ngôi bên ngoài Trung
Quốc, trong vành đai văn hóa Tây Tạng trải khắp miền Bắc Ấn Độ,
Nepal, và Bhutan. Vành đai này bao gồm bang Arunachal Pradesh,
mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, bởi vì nó là một phần của
cao nguyên Tây Tạng, tức là bên ngoài các vùng đất thấp vốn là yếu
tố xác định về mặt địa lý tiểu lục địa Ấn Độ. Trung Quốc cũng mở
rộng ảnh hưởng quân sự sang bang vùng đệm của Nepal có khuynh
hướng Mao ở Himalaya, khiến Ấn Độ cũng thiết lập một thỏa ước
hợp tác phòng vệ với quốc gia này. Trung Quốc và Ấn Độ sẽ có
Cuộc Chơi Lớn không chỉ ở đây, mà cả ở Bangladesh và Sri Lanka
nữa. Việc Trung Quốc gây áp lực lên Ấn Độ từ phía bắc đã gây ra
một cuộc chiến tranh biên giới giữa hai nước trong năm 1962, và sẽ
còn phải tiếp tục để làm một phương tiện củng cố quyền chiếm đóng
của Trung Quốc ở Tây Tạng. Điều đó đưa đến giả định rằng trong
một môi trường truyền thống thế giới ngày càng nóng, đại nghĩa