nguyên hiện đại. Trung Quốc thời Mông Nguyên đã xâm lược Miến
Điện, Xiêm La, và Việt Nam vào cuối thế kỷ XIII. Quá trình di cư của
người Trung Quốc đến Thái Lan đã diễn ra từ nhiều thế kỷ. Việc
không tồn tại Vạn Lý Trường Thành ở đông nam Trung Quốc, theo
Lattimore, không chỉ vì thảm rừng dày bao phủ và những sườn núi
dốc giữa Trung Quốc và Myanma, mà vì sự bành trướng của Trung
Quốc dọc biên giới này từ Myanma ở phía tây đến Việt Nam ở phía
đông đã trôi chảy hơn so với miền Bắc Trung Quốc. Có ít trở ngại tự
nhiên giữa Trung Quốc với Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Côn Minh của vùng Vân Nam, Trung Quốc, tựa như thủ đô của
không gian thịnh vượng lưu vực Mekong, được kết nối với tất cả các
nước Đông Dương bằng đường bộ và đường sông, và những con
đập trên dòng sông này sẽ cung cấp nguồn thủy điện cho Thái Lan
và những nước khác trong vùng tăng trưởng mạnh dân cư này của
thế giới. Thực vậy, Đông Nam Á có 568 triệu dân, còn Trung Quốc
tới 1,3 tỷ dân, cộng với 1,5 tỷ dân trên tiểu lục địa Ấn Độ.
Đầu tiên và quan trọng nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á,
với khối lãnh thổ lục địa rộng dài nhất trong khu vực, là Myanma.
Cũng giống như Mông Cổ, vùng Viễn Đông của Nga và những lãnh
thổ khác trên biên giới đất liền nhân tạo của Trung Quốc, Myanma là
một nước yếu, nhưng giàu kim loại, dầu khí và các tài nguyên thiên
nhiên khác mà Trung Quốc rất thèm khát. Khoảng cách giữa bờ biển
Myanma trên Ấn Độ Dương, nơi Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh
tranh nhau về quyền khai thác, và Vân Nam chỉ là 800 km. Một lần
nữa, chúng ta lại nói về một tương lai của những đường ống, trong
trường hợp này là khí đốt từ các mỏ ngoài khơi ở vịnh Bengal, khả
dĩ giúp Trung Quốc triển khai ngoài biên giới pháp lý và hướng tới
những giới hạn lịch sử và địa lý tự nhiên của nó. Điều này sẽ xảy ra