hiện đại hơn, nhưng vẫn là độc tài, như nước Nga thời Gorbachev;
và khi đó nó sẽ giữ vai trò một quốc gia vùng đệm giữa Trung Quốc
và nền dân chủ thịnh vượng, tiến bộ của Hàn Quốc.
Nhưng không lực lượng nào, kể cả Trung Quốc, có thể kiểm soát
sự xoay chuyển của các sự kiện ở Bắc Triều Tiên. Trong trường hợp
những quốc gia khác từng bị chia cắt trước đây, như Việt Nam, Đức,
Yemen, các yếu tố hướng tới thống nhất cuối cùng đã chiến thắng.
Nhưng không một trường hợp nào trong số đó mà tiến trình thống
nhất đến như kết quả của một quá trình chậm rãi, từ từ. Trái lại, nó
đã xảy ra một cách đột ngột và dữ dội, không quan tâm đến lợi ích
của tất cả các thế lực chính liên quan. Tuy nhiên, có nhiều khả năng
là, mặc dù vẫn sợ sự tái thống nhất của Triều Tiên, chính Trung
Quốc cuối cùng sẽ được hưởng lợi mà sự tái thống nhất (nếu có)
đem lại. Một nhà nước Đại Triều Tiên thống nhất có thể sẽ ít nhiều
nằm dưới sự kiểm soát của Seoul, trong khi Trung Quốc đang là đối
tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc. Một Triều Tiên thống nhất
có thể sẽ là một quốc gia dân tộc chủ nghĩa, với những dòng ngầm
của sự thù địch đối với những nước láng giềng lớn hơn mình, Trung
Quốc và Nhật Bản, những nước trong lịch sử đã tìm cách kiểm soát
và xâm chiếm nó. Nhưng mối thâm thù của Triều Tiên đối với Nhật
Bản lớn hơn nhiều, bởi vì Nhật Bản đã chiếm đóng bán đảo này
suốt từ năm 1910 đến 1945. Ngoài ra, vẫn đang tồn tại mối bất đồng
về các đảo Dokdo/Takeshima trong vùng biển mà Hàn Quốc gọi là
biển Đông, Nhật Bản gọi là biển Nhật Bản. Mặt khác, Trung Quốc là
một đối tác thương mại được chuộng hơn so với Nhật Bản. Một
Triều Tiên thống nhất nghiêng nhẹ về phía Trung Quốc và xa rời
Nhật Bản sẽ là cơ sở để duy trì ít hoặc không có sự hiện diện tiếp
tục của quân đội Mỹ, và điều đó có thể sẽ tạo cớ để Nhật Bản tái vũ