SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 33

từng là một xã hội tiên tiến nhất thế giới Arab - một xã hội nằm trên
mảnh đất gần châu Âu hơn cả - nhưng nó còn có nét đặc thù là đã
khởi phát tại một bộ phận của chính đất nước mà từ thời cổ đại đã
không được biết đến, và phải chịu cảnh kém phát triển như là hệ
quả của sự lãng quên ấy.

Kiến thức này có thể giúp tăng thêm chiều sâu cho những gì đã

từng hé lộ ở nơi khác: cho dù đó là ở Ai Cập, một cái nôi cổ kính
khác của nền văn minh có lịch sử lâu dài với tư cách một quốc gia
giống như Tunisia; hay Yemen, một hạt nhân về mặt dân số của bán
đảo Arab, mà những nỗ lực nhằm thống nhất xứ sở đã trải nhiều rắc
rối bởi một hình thế địa hình núi non và phân bố vụn vặt, một đặc
điểm từng làm suy yếu chính quyền trung ương mà hệ quả là tăng
vai trò của cấu trúc bộ lạc và các nhóm ly khai; hay là với hình dạng
bị cắt cụt trên bản đồ, Syria tiềm ẩn nguy cơ bị chia cắt trên cơ sở
sắc tộc và bản sắc giáo phái. Kết cấu địa lý chứng minh rằng Tunisia
và Ai Cập là những đất nước gắn kết một cách tự nhiên, còn Libya,
Yemen và Syria thì ở mức độ thấp hơn. Do vậy, suy ra rằng Tunisia
và Ai Cập chỉ đòi hỏi những dạng thức chuyên quyền ở mức độ
tương đối ôn hòa để duy trì sự gắn bó, trong khi Libya và Syria lại
yêu cầu những dạng thức cực đoan hơn. Trong khi đó, bối cảnh địa
lý đã luôn luôn khiến cho Yemen khó điều hành hơn cả. Yemen đã
từng được những học giả châu Âu thế kỷ XX là Ernest Gellner và
Robert Montagne gọi bằng cái tên “một xã hội phân khúc”, như là hệ
quả sau cùng của một cảnh quan vùng Trung Đông bị chia cắt vụn
vặt bởi những núi non và sa mạc. Lơ lửng giữa tập quyền và tình
trạng vô chính phủ, một xã hội như vậy trong ngôn từ của Montagne
được điển hình bởi một chế độ từng “rút hết sự sống khỏi một khu
vực”, thậm chí “do sự dễ đổ vỡ của chính mình”, một chế độ không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.