toàn. Giống như Trung Quốc, Ấn Độ cũng tuân theo logic địa lý,
đóng khung trong không gian giữa biển Arab ở phía tây và tây nam,
vịnh Bengal ở phía đông và đông nam, những khu rừng rậm thuộc
miền núi Miến Điện ở phía đông, dãy Himalaya và chùm núi
Karakoram-Hindu Kush ở phía bắc và tây bắc. Cũng giống như
Trung Quốc, Ấn Độ có lãnh thổ rộng lớn, nhưng nhỏ hơn và khác ở
chỗ không có một cái nôi dân cư chung. Cái nôi của dân tộc và nhà
nước Trung Hoa chính là thung lũng sông Vị và phần hạ lưu Hoàng
Hà, nơi đã hình thành một xã hội có tổ chức rồi từ đó mở rộng ra
mọi phía.
Ngay cả thung lũng sông Hằng cũng không đủ khả năng tạo bàn
đạp để mở rộng một nhà nước Ấn Độ tập quyền vào sâu trong tiểu
lục địa, xuống phần đất bán đảo phía nam: bởi lẽ, ngoài sông Hằng,
tiểu lục địa này còn bị cắt vụn thêm bởi nhiều hệ thống sông khác,
như Brahmaputra, Narmada, Tungabhadra, Kaveri, Godavari, v.v..
Chẳng hạn như châu thổ Kaveri là hạt nhân của vùng cư dân
Dravidian, giống như sông Hằng là hạt nhân của vùng phân bố văn
hóa dùng tiếng Hindi. Hơn nữa, cùng với khu vực Đông Nam Á, Ấn
Độ có khí hậu nóng bậc nhất, vì vậy, có hệ thực vật phong phú, sum
xuê bậc nhất so với tất cả những trung tâm quần cư trên đại lục Á-
Âu, và do đó, như Fairgrieve đã nhận xét, cư dân của nó không có
nhu cầu bức thiết phải xây dựng các cấu trúc chính trị cho việc quản
lý các nguồn tài nguyên, ít nhất là trên quy mô mà vùng ôn đới của
Trung Quốc và châu Âu đã làm. Điểm sau cùng này có vẻ là Quyết
định luận thái quá, và có thể trong sự đơn giản đến mức trần trụi của
nó vốn đã mang ý phân biệt chủng tộc, một nét chung cho thời đại
của chính Fairgrieve. Thêm nữa, giống như Mackinder từng lo lắng
về “hiểm họa da vàng” mà Trung Quốc được xem là đại diện, điều