SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 346

vùng núi non ngoại vi, tình trạng lưỡng phân của Ấn Độ thể hiện qua
việc phần lãnh thổ đồng bằng luôn luôn duy trì một mối liên hệ từ xa
với vùng núi non phía Bắc, và quá trình khắc phục chỉ đang được
bắt đầu. Tuy nhiên, khác với Trung Quốc, Ấn Độ còn lâu mới chinh
phục được nó, và do đó vẫn chỉ là một sức mạnh yếu hơn.

Do nằm cận kề nhau, Ấn Độ duy trì như một sự tất yếu những

mối quan hệ ưu tiên với miền Đông-nam Afghanistan, song những
mối liên hệ mà nó đang có với các thảo nguyên Trung Á và cao
nguyên Iran cũng thuộc loại sâu sắc tương tự. Thực thế, mặc dù
Iran cũng giống như Ấn Độ từng phải chịu nhiều thiệt hại do những
cuộc xâm lược của Mông Cổ, song xu hướng đi theo chủ nghĩa đế
quốc từ thời Achaemenid của nước này (thế kỷ VI - IV TCN) đã giúp
nó nắm quyền chi phối tiểu lục địa Ấn Độ. Ở đấy, ngôn ngữ Ba Tư
đã trở thành ngôn ngữ văn học vào thế kỷ XII, rồi trở thành ngôn
ngữ chính thức trong thế kỷ XVI và được duy trì cho tới năm 1835.
Theo ghi nhận của sử gia Panikkar, “sự thống trị của Ba Tư lên đến
đỉnh điểm vào thời các hoàng đế Mughal của Ấn Độ trong thế kỷ
XVI-XVII, khi họ tổ chức những buổi tiệc Nowruz xa hoa, tức là tiệc
mừng năm mới Ba Tư, trong đó có sự tham gia rộng rãi của những
kỹ thuật dùng trong nghệ thuật của người Ba Tư.” Trong khi đó,
tiếng Urdu, ngôn ngữ chính thức của tây bắc Pakistan, nước láng
giềng của Punjab, lại bắt nguồn đồng thời từ cả ngôn ngữ Ba Tư lẫn
Arab, và được viết bằng chữ Arab cải tiến. Như vậy, Ấn Độ một mặt
là tiểu lục địa đứng cô lập với phần còn lại của châu Á, mặt khác, nó
lại là phần rìa phía đông xa nhất của Trung Đông, điều đó giúp ta
hiểu được lý thuyết của McNeill về nguyên lý tương tác như là yếu
tố nền tảng của các nền văn minh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.