phân tích rộng lớn hơn của Fairgrieve đối với Ấn Độ về căn bản vẫn
có cơ sở và sâu sắc.
Thực vậy, trong khi tạo ra một nền văn minh độc đáo riêng biệt,
tiểu lục địa Ấn Độ vì những lý do trên mà trong phần lớn lịch sử của
mình đã không có được sự thống nhất chính trị như Trung Quốc.
Đồng thời nó đã không được che chắn trước những cuộc xâm lược
tập trung từ phía tây bắc, nơi những khu vực biên giới ít được phân
định và ít được bảo vệ nhất, vì đó là nơi Ấn Độ nằm gần đến mức
nguy hiểm cả đối với thảo nguyên Trung Á lẫn sơn nguyên Iran-
Afghanistan, xứ sở của những nền văn minh năng động hơn do có
khí hâu ôn đới. Những cuộc xâm lược này cũng có nguyên nhân sâu
xa là điều kiện địa lý: ở đây có đồng bằng Punjab mầu mỡ, được
sông Ấn và những phụ lưu của nó tưới nước, chế độ mưa cũng
không quá mức, hơn nữa lại nằm kề sát chân cao nguyên Iran.
Chúng ngăn cản sự thống nhất và ổn định về chính trị trên tiểu lục
địa này cho tới tận thời hiện đại. Thật vậy, trong một bài giảng của
mình, Mackinder đã khẳng định: “Trong đế chế Anh, vùng biên giới
đất liền duy nhất mà chúng ta phải chuẩn bị cho khả năng nổ ra một
cuộc chiến tranh, đó là biên giới phía tây bắc Ấn Độ.”
Giờ đây, khi Ấn Độ đang tìm kiếm cho mình vị thế một cường
quốc, những lợi thế và bất lợi về địa lý càng hiển hiện hơn bao giờ
hết. Như nhà sử học Burton Stein đã lưu ý, bản đồ của Ấn Độ suốt
thời Trung cổ đã có thể trải rộng đến một số bộ phận của Trung Á và
Iran, trong khi lại cho thấy mối liên kết giữa thung lũng sông Ấn ở
phía tây bắc với phần bán đảo của Ấn Độ ở phía nam sông Hằng chỉ
được duy trì một cách mong manh. Hoàn toàn giống như việc Trung
Quốc trong thời gian dài chứng kiến sự chia cách giữa miền đồng
bằng cội nguồn lịch sử ở vùng trung tâm và những thảo nguyên trên