Và như vậy, chìa khóa để hiểu lịch sử Ấn Độ là nhận thức rằng
trong khi với tư cách một tiểu lục địa, quốc gia này là một thực thể
địa lý gắn kết hoàn hảo, nhưng các ranh giới tự nhiên của nó đôi
chỗ thể hiện sự lỏng lẻo. Trong thực tế, Ấn Độ đã nhiều lần thay đổi
hình hài địa lý của mình, khác biệt đáng kể với những đường nét
chúng ta thấy ngày nay. Giờ đây nhà nước này vẫn còn chưa ăn
khớp với ranh giới tự nhiên của tiểu lục địa, bởi vì trên đó có cả
Pakistan, Bangladesh, và nhỏ hơn một chút là Nepal. Và đó chính là
điều cốt lõi của tình trạng lưỡng nan đối với Ấn Độ, bởi vì những
quốc gia này tạo ra mối đe dọa đáng kể cho an ninh của Ấn Độ,
ngăn cản nó sử dụng một cách khôn ngoan năng lượng chính trị của
mình, và gặp khó trong việc triển khai sức mạnh trên phần còn lại
của đại lục Á-Âu.
Không thể nói rằng sự phân bố của con người ở đây ngay từ
thời cổ đại đã không gắn với đặc điểm địa lý tiểu lục địa. Đúng hơn
là bản thân hoàn cảnh địa lý Ấn Độ rất tinh tế, đặc biệt là ở phía tây
bắc, lại sản sinh ra một câu chuyện khác với những gì mà bản đồ
phản ánh qua cái nhìn đầu tiên. Thoáng nhìn lên bản đồ tự nhiên đã
thấy một dải màu nâu thể hiện địa hình núi non và cao nguyên phân
cách một cách rõ ràng miền đất Trung Á lạnh và hoang vu với bề
mặt phân tầng màu xanh miền nhiệt đới của tiểu lục địa dọc theo
đường biên giới hiện nay giữa Afghanistan và Pakistan. Nhưng độ
chênh cao giữa Afghanistan và sông Ấn, một thung lũng có hướng
bắc nam chạy qua phần giữa Pakistan, giảm một cách hết sức từ từ,
khiến cho các tộc người kế tiếp nhau từng làm chủ vùng đất này qua
hàng thiên niên kỷ đều cùng lúc phân bố cả trên vùng đất cao lẫn
đất thấp ven sông, bất luận đó là người thuộc văn hóa Harappa,
Kushan, gốc Turk, Mughal, Ấn-Ba Tư, Ấn-Hồi giáo, hoặc Pushtun,