trình củng cố nền chính trị của đồng bằng sông Hằng ở miền Bắc Ấn
Độ vào khoảng 1.000 năm trước Công nguyên. Điều này đã dẫn đến
sự thiết lập những nhà nước quân chủ lớn giữa thế kỷ VIII-VI TCN,
mà đỉnh cao là đế quốc Nanda trải rộng trên khắp miền Bắc Ấn Độ
hồi thế kỷ IV TCN và đồng bằng sông Hằng, từ Punjab vào Bengal.
Năm 321 TCN, Chandragupta Maurya truất ngôi Dhana Nanda và
thành lập đế chế Maurya, rồi từ đó tiến tới chiếm phần lớn tiểu lục
địa này, chỉ ngoại trừ mỏm cực nam của nó. Từ đây, lần đầu tiên
trong lịch sử có thể khích lệ ý tưởng về nước Ấn Độ với tư cách một
thực thể chính trị trùng khớp với đơn vị địa lý Nam Á. Burton Stein
cho rằng lý do chính dẫn đến sự hợp nhất của tất cả những thành
quốc và những bộ lạc phân tán này thành một hệ thống gắn bó là
mối đe dọa của Alexander Đại đế, người sẽ chinh phục thung lũng
sông Hằng vào năm 326 TCN, chứ không phải đơn thuần là bởi sự
phát triển trao đổi thương mại. Một nhân tố khác hỗ trợ cho quá trình
thống nhất lãnh thổ này là sự xuất hiện của những hệ tư tưởng mới
xuyên suốt tiểu lục địa, đó là đạo Phật và đạo Jaina, mà theo Stein,
đã “có được lòng trung thành của giới thương nhân.”
Các vị vua Maurya đã theo đạo Phật, và điều hành đế chế của
mình theo những cách thức của đế chế Roma và Hy Lạp được tiếp
nhận qua con đường di cư chính ở vùng ôn đới từ lưu vực biển
Aegea và Tây Á vào Ấn Độ. Mặc dù đã có những công cụ quyền lực
này, các vị hoàng đế vẫn phải dùng đến mọi cách xử sự khéo léo để
duy trì sự thống nhất của đế chế. Vị cố vấn và Thủ tướng của vua
Chandragupta có thể phải là một nhân vật tên là Kautilya nào đó,
người đã viết sách Arthashastra (Luận về Bổn phận) kinh điển về
chính trị, hoặc Sách về Nhà nước, trong đó chỉ ra cách làm thế nào
để một kẻ chinh phục có thể tạo ra một đế chế bằng việc khai thác