SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 351

Bihar ở đông bắc Ấn Độ. Bản đồ của đế quốc Kushan khiến chúng
ta, với sự nhạy cảm về địa lý hiện đại, không thể tin được bởi vì nó
đồng thời tràn qua cả đất Trung Á thuộc Liên Xô cũ, Afghanistan,
Pakistan, và đồng bằng sông Hằng. Kushan, một mặt, trải ra theo
thung lũng sông, nhưng, mặt khác, còn vượt ngang qua cả những
dãy núi, một điều cho thấy nó vừa tuân theo, lại vừa mâu thuẫn với
logic địa lý. Nó cũng chứng minh rằng các đường biên giới hiện tại
của Trung Á và Nam Á không phải là đã được khẳng định cuối cùng.

Đế chế Gupta (320-550) đã tái lập sự thống nhất hình thức trên

tiểu lục địa Ấn Độ. Nó trải ra từ thung lũng sông Ấn ở phía tây tới
Bengal ở phía đông, và từ dãy Himalaya ở phía bắc tới cao nguyên
Deccan ở trung tâm của bán đảo. Về phần mình, phía nam đã từng
gần như thoát li khỏi sự kiểm soát của đế chế. Trong khi đó, những
cuộc xâm nhập bằng kỵ binh từ Trung Á vào Rajasthan và phía tây
đồng bằng sông Hằng vẫn còn diễn ra. Hơn nữa, cũng giống như
cách thức của người Maurya, người Gupta đã cai trị một xứ sở ít
mang tính một nhà nước thống nhất mà là một hệ thống lỏng lẻo của
những quốc gia khách hàng được thống nhất bằng thương mại và
sự cống nạp của chúng cho các hoàng đế đóng đô ở thung lũng
sông Hằng. Chính là ở phần phía nam không thuộc Gupta đã phát
sinh hình thức cầu nguyện mộ đạo của đạo Hindu, rồi từ đó lan rộng
về phía bắc tới sông Hằng. Miền Nam bán đảo Ấn Độ là khu vực
ngôn ngữ và văn hóa nặng về Dravidian - đối lại là khu vực phía bắc
thiên về tiếng nói và văn hóa Phạn - từng là một vùng độc lập phân
cách với phía bắc bởi cao nguyên Deccan và, về mặt hàng hải, chịu
ảnh hưởng của Trung Đông và Đông Dương. Trong hơn sáu thế kỷ
tiếp sau sự sụp đổ của Gupta, được đẩy nhanh bởi các dòng người
Hung Nô tới từ Trung Á, đã xuất hiện cả mớ những nhà nước nhỏ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.