SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 353

Sự lựa chọn Delhi làm thủ đô Ấn Độ đối với những kẻ xâm lược

đã được định đoạt chủ yếu bởi vị trí địa lý. Như Fairgrieve đã nói:
“Vùng Sind và thung lũng sông Ấn, bao gồm vùng Punjab, chỉ tạo
thành một thứ tiền sảnh của Ấn Độ, thông vào Ấn Độ bằng một hành
lang tương đối hẹp, chiều rộng chừng 200 km, nằm kẹp giữa sa mạc
của Ấn Độ và dãy núi Hymalaya và mở trực tiếp vào Delhi” Như vậy,
thành phố này đóng vai trò nơi gặp gỡ của thế giới Hồi giáo và thế
giới đạo Hindu (về phần đạo Phật, vào thời điểm đó nó hầu như biến
mất khỏi Ấn Độ, nơi phát xuất của mình, và đã di chuyển về phía
đông và đông bắc). Địa lý của tiểu lục địa đã khiến cho biên giới tây
bắc của nước này ít mang tính chất một rào cản, mà chỉ tạo ra một
loạt những bậc hạ thấp dần, bắt đầu từ Iran chuyển sang
Afghanistan rồi đến Delhi. Điều đó làm cho biên giới này lỏng lẻo và
thuận tiện cho sự tương tác với các dân tộc bên cạnh, làm cho lịch
sử Ấn Độ trở thành một chuỗi những sự lai ghép, pha trộn, đúng
như ý tưởng của William McNeill được trình bày trong công trình về
lịch sử vĩ đại của văn minh nhân loại.

Đế chế Mughal là một biểu hiện chính trị và văn hóa của sự

tương tác này. So với người Mughal, không có mấy đế chế đã thể
hiện tính chiết trung khoa trương đến thế về nghệ thuật và tôn giáo.
Họ đã cai quản Ấn Độ và một phần của Trung Á với bàn tay cứng
rắn từ đầu những năm 1500 đến năm 1720 (sau đó đế chế này suy
tàn nhanh chóng). “Mughal” là cách nói theo tiếng Arab và Ba Tư
của tên gọi “Mông Cổ”, được gán cho tất cả các dân tộc Hồi giáo
sống bên kia đường biên giới phía bắc và tây bắc Ấn Độ. Đế chế
Mughal được thành lập bởi Zahir-ud-din-Muhammad Babur, một
người Chaghtai Turk, sinh năm 1483 tại thung lũng Fergana của
Uzbekistan ngày nay, người ngay trong buổi đầu của tuổi trưởng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.