những mối quan hệ giữa các thành quốc khác nhau: bất kỳ thành
quốc nào nằm tiếp giáp với mình đều phải đối xử như kẻ thù, bởi vì
chúng sẽ phải bị chinh phục trong quá trình xây dựng đế chế; nhưng
một thành quốc nằm cách xa mà tiếp giáp với kẻ thù lại nên được
coi là bạn. Do những khó khăn của việc duy trì chỉ một đế chế trong
phạm vi một tiểu lục địa khổng lồ, nên Kautilya khuyến khích những
mạng lưới phức tạp của các liên minh và sự đối xử nhân từ với các
dân tộc bị chinh phục, đồng thời nếp sống riêng của họ cần được
bảo tồn. Khi cháu trai của Chandragupta là Ashoka lên nắm quyền,
đế chế Maurya đã phi tập trung hóa: ngoài trung tâm hành chính đặt
tại phía đông đồng bằng sông Hằng, còn thành lập bốn trung tâm
quản lý khu vực: về phía tây bắc là Taxila gần Islamabad hiện nay; ở
phía trung tây là Ujjain trên cao nguyên Malwa; ở phía nam là
Kanakagiri nằm trong bang Karnatak; ở phía đông là Katalinga, dọc
theo vịnh Bengal, phía nam của Calcutta (Kolkata) ngày nay.
Ngày ấy, mức độ phân cấp như thế là một thành tựu phi thường
bởi các phương tiện di chuyển đương thời còn rất thô sơ đối với một
đế chế rộng lớn đến vậy trên tiểu lục địa. Người Maurya đã chứng
minh khả năng để một nhà nước duy nhất mãi tồn tại bằng việc dựa
vào logic của hoàn cảnh địa lý. Nhưng than ôi, sự suy tàn của họ đã
mở đường cho những kẻ xâm lược tới từ phía tây bắc, chủ yếu qua
con đèo Khyber: đầu tiên là người Hy Lạp vào thế kỷ II TCN, tiếp
đến là người Scythia trong thế kỷ I TCN. Những cuộc xâm lược ấy
đã dẫn đến sự chia vụn tiểu lục địa này thành những vùng của các
chúa tể khu vực: Sunga, Pandyan, Kuninda, và v.v.. Đế chế Kushan
nổi lên trong thế kỷ I ở Bactria, nơi ngày nay là bắc Afghanistan,
Tajikistan và Uzbekistan. Vương quốc Ấn-Âu này sau đó đã mở rộng
từ thung lũng Ferghana, vùng trung tâm dân số của Trung Á, đến