Hồi giáo. Cả hai hiện đang trải qua một đợt bùng phát của chủ nghĩa
dân tộc hiện đại và có biên giới chung, rất đông dân, chỉ nằm trên
khoảng cách tương đối ngắn tới thủ đô tương ứng và những thành
phố lớn xung quanh. Từ thung lũng sông Ấn của Pakistan đến trái
tim của miền Bắc Ấn Độ nằm trên đồng bằng sông Hằng chỉ có 300
km. Hơn nữa, địa lý thời hiện đại là một hệ thống khép kín và chật
chội không giống bất kỳ khi nào trước kia, như chúng ta đã thấy
cùng với những suy nghĩ của Paul Bracken về một kỷ nguyên mới -
kỷ nguyên hạt nhân.
Ấn Độ đang cố gắng một cách tuyệt vọng để thoát khỏi tình trạng
địa lý và lịch sử này, tức cũng là thoát khỏi cuộc đấu tranh dai dẳng
với Pakistan; và đó là một phần lý do tại sao nó tìm cách vươn lên
với tư cách là một đối thủ của Trung Quốc. Thật vậy, cuộc xung đột
này hướng nhiều hơn tới một cuộc thi đua lành mạnh, chứ không
như một cuộc đấu tranh sống chết vốn có bản chất khác hoàn toàn.
Nó trừu tượng hơn, ít liên quan đến cuộc khủng hoảng tương tàn,
và trên tất cả, nó có thể kéo dài, và đó là điều cho phép cả hai bên,
nếu họ không tự tiêu diệt lẫn nhau, cùng tiến lên phía trước.
Sự kình địch giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn còn trong giai đoạn
trứng nước, và cho đến nay chỉ mới gây ra một số cuộc chạm trán.
Đã gần nửa thế kỷ kể từ khi Ấn Độ lâm vào một cuộc chiến tranh
hạn chế với Trung Quốc về tranh chấp biên giới ở Himalaya. Các
trận đánh diễn ra trên độ cao hơn 4.000 m so với mực nước biển tại
khu vực Aksai Chin, phía đông bắc Kashmir và Arunachal Pradesh
gần Bhutan ở phía đông bắc, làm chết 2.000 người và làm bị
thương 2.744 người. Cuộc chiến tranh này xảy ra bởi những sự cố
xảy ra sau khi Trung Quốc tiếp quản Tây Tạng vào năm 1950, tạo ra
tình trạng bất ổn và cuộc nổi dậy mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa