nghệ quân sự cho phép Ấn Độ chiếm lĩnh nhiều hơn những không
gian đại dương, đồng thời sự phát triển của nền kinh tế đã cho phép
Ấn Độ thực hiện những dự án lớn về đóng tàu cùng những thiết bị
hàng hải khác. Trong tình thế như vậy, chính mối đe dọa từ tham
vọng hải quân của Trung Quốc đã đẩy Ấn Độ ra với đại dương nhằm
ngăn chặn đế chế Trung Hoa bành trướng từ Tây Thái Bình Dương
vào Ấn Độ Dương.
Trung Quốc đã cung cấp hỗ trợ hậu cần và tài chính để xây
dựng hoặc cải tạo các cảng thuộc các nước láng giềng của Ấn Độ:
tại Kyaukpyu ở Miến Điện, Chittagong ở Bangladesh, Hambantota ở
Sri Lanka và Gwadar ở Pakistan. Trung Quốc đang cung cấp cho tất
cả những nước này sự viện trợ đáng kể về kinh tế, quân sự và
chính trị. Như chúng ta đã thấy, Trung Quốc có một hạm tàu buôn
lớn và đang có tham vọng phát triển một lực lượng hải quân đủ
mạnh để đảm bảo những lợi ích và bảo vệ các tuyến đường thương
mại của mình đến Trung Đông giàu dầu mỏ. Mặt khác, Ấn Độ cũng
có tham vọng mở rộng chủ quyền lãnh thổ của mình vào Ấn Độ
Dương, tạo sự hiện diện kiểu Học thuyết Monroe trên khắp Ấn Độ
Dương từ Nam Phi đến Australia. Các không gian quyền lợi về hàng
hải chồng phủ nhau ở mức độ lớn đang làm trầm trọng thêm vấn đề
biên giới ở phía bắc Himalaya mà cho đến nay vẫn chưa giải quyết
xong. Trong khi Trung Quốc chỉ đơn giản là cố gắng bảo vệ những
tuyến đường giao thương trên biển của mình, đảm bảo tìm được ở
khắp nơi những cảng đồng minh ở tầm hàng đầu về công nghệ, còn
Ấn Độ thì cảm thấy bị bao vây.
Để làm đối trọng với trung tâm hải quân Trung Quốc-Pakistan
tương lai ở Gwadar, gần lối vào vịnh Ba Tư, Ấn Độ đã mở rộng cảng
Karwar của mình trên biển Arab. Để cạnh tranh với các cảng và