SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 372

đường ống dẫn dầu của Trung Quốc được xây dựng tại Kyaukpyu,
Ấn Độ có kế hoạch xây dựng phức hợp cảng và năng lượng của
riêng mình tại Sittwe nằm cách 80 km về phía bắc, đồng thời Ấn Độ
và Trung Quốc đã đẩy nhanh cuộc cạnh tranh của mình về đường
bộ và các nguồn tài nguyên ở phía tây bán đảo Đông Dương.

Tuy nhiên, người ta chỉ có thể nhắc lại rằng, sự đối đầu Ấn-

Trung là một cuộc cạnh tranh rất mới, không bị những cuộc đụng độ
trong quá khứ lịch sử làm nặng nề thêm. Ngược lại, những bằng
chứng của quá khứ lại cho thấy tương tác Ấn-Trung chủ yếu là
mang lại lợi ích. Bằng chứng cho nhận định ấy trước hết được nhìn
thấy qua sự xâm nhập của đạo Phật vào Trung Quốc cuối thời Cổ
đại, mà sau này đã trở thành quốc giáo của đế chế thời nhà Đường.
Do hai nước được ngăn cách với nhau bởi dãy Himalaya, nên chỉ
gần đây, với sự phát triển của các loại tên lửa, cũng như tiềm năng
hải quân và không quân của mình, họ mới trở thành nguy hiểm cho
nhau. Chính sự thu hẹp tương đối của không gian, chứ không phải
vì hố sâu ngăn cách giữa hai nền văn minh, là những gì đang gây
đau đớn cho quan hệ Ấn-Trung ngày nay. Chỉ có giới tinh hoa chính
trị Ấn Độ là đang lo lắng về Trung Quốc, trong khi vấn đề với
Pakistan lại đang cuốn hút tâm trí của cả nước, nhất là miền Bắc Ấn
Độ. Hơn nữa, Ấn Độ và Trung Quốc đang tạo ra những mối quan hệ
thương mại năng động và bổ sung nhau bậc nhất thế giới. Cả hai
quốc gia, tuy nhiên, đều là nạn nhân của sự thành công của mình:
tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa từng có của họ giờ đây có thể được
sử dụng cho mục đích quân sự, đặc biệt là cho xây dựng những nền
tảng rất đắt tiền của không quân và hải quân. Sự đối đầu của họ
minh họa rất trúng luận điểm của Paul Bracken rằng tiến trình vũ
trang phát triển cùng nhịp độ với tốc độ tăng trưởng kinh tế; kích

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.