thước hữu hạn của Trái đất đang ngày càng trở thành một lực lượng
gây sự bất ổn, và tiến bộ của thiết bị quân sự vẫn đang tiếp tục thu
nhỏ bản đồ địa chính trị.
Vào cuối thời Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ và Trung Quốc chủ yếu
phát triển lực lượng trên bộ, trang bị kém, được dùng để giám sát
biên giới và tuyên truyền, thuyết phục quần chúng. Nghĩa là khi đó
họ không thực sự là mối đe dọa của nhau. Nhưng với sự gia tăng
tính di động của máy bay, tên lửa và tàu chiến, những khả năng
đụng độ chưa từng có giữa hai nước được bỏ ngỏ, và đột nhiên họ
nhìn nhau như hai bên đối lập trên một chiến trường mới. Đó không
chỉ là trường hợp của Trung Quốc và Ấn Độ, mà còn là của nhiều
quốc gia trên khắp đại lục Á-Âu, như Israel, Syria, Iran, Pakistan và
Bắc Triều Tiên, v.v., những nước đang nằm trong tầm ngắm mới và
chết chóc của những dãy tên lửa có tầm với chồng phủ lên nhau.
Bây giờ hãy nhìn bao quát cả tiểu lục địa Ấn Độ. Được biển bao
bọc ở phía nam và núi non ở phía bắc, bên trong vẫn còn rộng rãi,
nhưng cấu tạo lãnh thổ Ấn Độ không tạo thuận lợi cho sự thống nhất
chính trị từ xa xưa và đến nay vẫn còn thấy rõ, khác với địa lý của
Trung Quốc, nơi điều kiện tự nhiên đã giúp cho Đế chế Trung Hoa tổ
chức tốt hơn và quản trị hiệu quả hơn, mặc dù ở đó còn thiếu dân
chủ. Trung Quốc mỗi năm đang xây dựng số lượng kilomet đường
cao tốc nhiều hơn tổng số kilomet đường cao tốc mà Ấn Độ đang
có. Các bộ trong chính phủ Ấn Độ đều nặng nề và yếu hơn so với
Trung Quốc. Trung Quốc có thể bị chấn động bởi những cuộc đình
công và biểu tình, còn Ấn Độ lại bị tàn phá bởi những cuộc nổi dậy
đầy bạo lực; đáng lưu ý là những cuộc nổi dậy của phiến quân
Naxalit theo xu hướng Maoist trong những phần đất trung tâm và
phía đông đất nước. Về vấn đề này, mô tả của Fairgrieve về một