ra một cách tùy tiện, trong những năm gần đây: đầu tiên mang tên là
Bengal, sau đó là Đông Bengal, Đông Pakistan, và bây giờ là
Bangladesh, rất có thể sẽ chuyển đổi một lần nữa trong tương lai
gần do các chính sách khu vực năng động vừa liên quan đến chủ
nghĩa Hồi giáo cực đoan, vừa liên quan đến biến đổi khí hậu. Giống
như Pakistan, Bangladesh đã lần lượt trải qua một số chế độ dân sự
và quân sự, mà không một trường hợp nào trong số đó thực sự vận
hành tốt. Hàng triệu người tị nạn đã vượt biên qua Ấn Độ một cách
bất hợp pháp. Tuy nhiên, chính phủ hiện nay không cam chịu và tình
hình đang được cải thiện. Bangladesh có thể trở thành một bàn đạp
thương mại trên đất liền và của các tuyến đường ống tại các giao lộ
tới Ấn Độ, Trung Quốc và một Miến Điện tương lai tự do và dân chủ
hơn.
Tiểu lục địa này từ đầu thời cổ đại đã bị chia rẽ về chính trị, và
đó là điều vẫn hành hạ nó cho tới ngày nay. Bây giờ ta hãy nhìn vào
khu vực cực bắc của nó, nơi Karakoram kết nối với dãy Himalaya.
Đây là lãnh thổ của Kashmir, nằm kẹp giữa Pakistan, Afghanistan,
Ấn Độ và Trung Quốc. Các khu vực phía bắc của dãy Karakoram,
với thị trấn là Gilgit, do Pakistan nắm giữ, nhưng Ấn Độ cũng tuyên
bố chủ quyền, như một dẻo đất của Kashmir Tự do (Azad) về phía
tây. Dãy núi Ladakh ở trung tâm Kashmir với các thị trấn Srinagar và
Jammu, được quản lý bởi Ấn Độ, nhưng Pakistan cũng đòi chủ
quyền, giống như với sông băng Siachen ở phía bắc. Nằm xa nhất
về phía bắc và đông bắc là thung lũng Shaksam và Aksai Chin, do
Trung Quốc kiểm soát, nhưng Ấn Độ cũng tuyên bố chủ quyền. Còn
nữa, bang Jammu và Kashmir (Dãy Ladakh) của Ấn Độ có dân cư
theo Hồi giáo chiếm 75%, một nhân tố đã góp phần thổi bùng lên
những cuộc nổi dậy thánh chiến suốt nhiều năm. Trong thời hoạt