SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 374

nền văn minh “kém phát triển” hơn so với một số nền văn minh xung
quanh vẫn còn đứng vững.

Một ai đó đang ngồi ở Delhi, xây lưng về phía Trung Á Hồi giáo,

hẳn sẽ mãi còn lo lắng về tình trạng bất ổn trên các cao nguyên ở
phía tây bắc. Khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan, thì chính Ấn Độ
phải chịu những hậu quả đầu tiên, và nó đã chuẩn bị sẵn sàng cho
điều đó. Ấn Độ hiện đang phải đối mặt với một tình thế lưỡng nan.
Danh nghĩa cường quốc của nó trong thế kỷ mới này sẽ được củng
cố bởi cuộc cạnh tranh chính trị và quân sự với Trung Quốc, trong
khi đó nó sẽ bị phá ngầm bởi những đường biên giới không chắc
chắn và tình trạng trục trặc về mặt nhà nước của các láng giềng gần
nhất. Ngoài Afghanistan và Pakistan, cũng phải tính đến Nepal và
Bangladesh.

Kể từ khi phế bỏ chế độ quân chủ, rồi những người theo đường

lối Maoist trước đây lên nắm quyền, chính phủ Nepal rất khó khăn
trong việc kiểm soát nông thôn, nơi sinh sống 85% dân cư của mình.
Do đất nước này chưa bao giờ phải trải qua chế độ thực dân, nên
nó đã không được kế thừa truyền thống hành chính mạnh của người
Anh. Mặc dù sẵn có cảnh quan tinh hoa của dãy Himalaya, phần lớn
dân Nepal sống ở các vùng đất thấp và ẩm ướt dọc theo biên giới
hầu như không có sự kiểm soát với Ấn Độ. Tôi đã từng du khảo
nhiều lần trong khu vực này, và tôi thấy nó rất giống với đồng bằng
sông Hằng. Nếu chính phủ Nepal không duy trì dược chủ quyền,
nhà nước này tự nó có thể sẽ tan rã. So với Nepal, Bangladesh còn
có ít hơn những hàng rào bảo vệ về mặt địa lý. Phong cảnh bằng
phẳng, đầy những đồng lúa nước và cây bụi, tất cả đều giống nhau
ở cả hai phía đường biên với Ấn Độ. Các đồn biên phòng, như tôi
nhìn thấy, đều cũ kỹ, lỗi thời và vô tổ chức. Lãnh thổ này được tách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.