SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 378

với cả ba, trong khi lại có ảnh hưởng căn bản đến chúng, đến mức
các mối quan hệ đều thuộc loại cơ hữu; và rằng trong khi Đại Trung
Đông được gắn kết bởi Hồi giáo và nếp sống du mục với ngựa và
lạc đà - như một sự đối lập với lối sống canh tác nông nghiệp của
Trung Quốc và Ấn Độ - cũng có sự phân hóa sâu sắc trong nội bộ
bởi các dòng sông, ốc đảo và những cao nguyên, bởi sự phân
nhánh, phân ngành cao độ trong sự tổ chức chính trị ngày nay. Sự
khác biệt giữa Đại Trung Đông và Trung Quốc đặc biệt ấn tượng.
John King Faibank, chuyên gia về Trung Quốc tại Harvard, cho rằng:

Sự đồng nhất về văn hóa của Trung Quốc cổ đại mà các tài

liệu khảo cổ học đã phát hiện được là tương phản đáng kể với
số lượng nhiều và sự đa dạng của các dân tộc, nhà nước và
văn hóa ở Trung Đông cổ đại. Bắt đầu từ khoảng năm 3.000
TCN, người Ai Cập, Sumer, Do Thái, Akkad, Amorit… Assyria,
Phoenicia, Hittite, Media, Ba Tư, và v.v. đã chen lấn, xô đẩy
nhau trong một dòng chảy gây bối rối… của chiến tranh và
chính trị. Kỷ lục là tình trạng đa nguyên kèm theo sự trả thù.
Tưới tiêu đã giúp cho nông nghiệp tại một số trung tâm - sông
Nile, sông Tigris và Euphrates và các thung lũng sông Ấn…
Ngôn ngữ, các hệ thống chữ viết và tôn giáo đã sinh sôi mạnh.

Di sản kinh điển này của sự phân chia vẫn còn lại với chúng ta,

đại bộ phận qua hố sâu ngăn cách của thiên niên kỷ này, và do vậy
có ý nghĩa then chốt cho đường lối chính trị không kiên định của Đại
Trung Đông hiện nay. Trong khi tiếng Arab đã đến để liên kết phần
lớn khu vực, thì tiếng Ba Tư và tiếng Turk thống trị trên các cao
nguyên phía bắc, đó là chưa nhắc đến nhiều thứ tiếng của vùng
Trung Á và Caucasus. Như Hodgson đã chỉ ra, nhiều quốc gia Trung
Đông riêng rẽ từng có gốc rễ, cơ sở của mình trong thời cổ đại, tức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.