chuyên chở hàng cứu trợ cho dải Gaza và những đám đông tại Thổ
Nhĩ Kỳ, Iran và toàn bộ vùng Trung Đông đã bừng bừng nổi giận.
Một người bán rau quả tươi ở vùng trung nam Tunisia đã tự vẫn, sự
việc này không chỉ làm cho Tunisia bùng nổ qua những cuộc biểu
tình chống lại chế độ độc tài, mà còn cả thế giới Arab nữa.
Mặt khác, qua phân tích Bản đồ Đại Trung Đông, ta có thể hiểu
được nhiều điều về những sự phân chia vốn dĩ đặc trưng cho vùng
đất này. Khi nhìn vào Bản đồ Trung Đông, ta sẽ thấy có ba khu vực
thu hút sự chú ý: bán đảo Arab, cao nguyên Iran, và cầu lục địa
Anatolia.
Bán đảo Arab chủ yếu do Arab Saudi chiếm giữ, nhưng ở đấy
cũng còn vài nước lớn khác. Thực vậy, Arab Saudi với dân số 28,7
triệu người, chỉ chiếm chưa đến 1/2 số cư dân của bán đảo. Tuy
nhiên, tỉ lệ tăng dân số của nó tới 2%. Nếu tỉ lệ này được tiếp diễn
thì dân số của nó sẽ tăng lên gấp đôi trong vài thập kỷ, khiến nó có
nguy cơ gặp khó khăn lớn về các nguồn tài nguyên, bởi vì đất nước
này nằm trong vùng thảo nguyên khô cằn và sa mạc “đói” nước.
Gần 40% người Arab Saudi dưới 15 tuổi và 40% nam giới trẻ tuổi bị
thất nghiệp. Áp lực chính trị từ phía dân cư trẻ tuổi đang cần việc
làm và giáo dục đào tạo này sẽ là rất to lớn. Bất luận thế nào, sức
mạnh của quốc gia này không phát sinh từ số dân, trái lại thường là
sức cản, mà là đến từ trữ lượng dầu mỏ vào hàng giàu nhất thế giới,
với 262 tỷ thùng, cùng với khí tự nhiên tới 6,3 tỷ m
3
.
Cái nôi địa lý của nhà nước Saudi là Najd, vốn cũng là cái nôi
của dòng Sunni cực đoan, được biết với tên gọi Wahhabism, một
vùng khô khan ở giữa bán đảo này, phía bắc là sa mạc Nefoud, phía
nam là Rub al-IChali hay còn gọi là sa mạc Empty Quarter (Phương
trời trống rỗng), về phía đông là một dải duyên hải vịnh Ba Tư, về