SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 4

trang, và Phần III - “Châu Mỹ đối mặt với vận mệnh của mình”, với
một chương duy nhất dài 36 trang.

Lời nói đầu được viết theo kiểu dẫn dắt người đọc ra thực địa để

chiêm nghiệm sức ép của hoàn cảnh địa lý đối với con người, qua
đó tác giả định ra khuôn khổ, theo đó địa lý đã từng gắn với chủ
nghĩa định mệnh nên đã bị lên án rằng tư duy theo kiểu địa lý đồng
nghĩa với việc giới hạn những sự lựa chọn của con người.
Tuy nhiên,
không cần phải là người theo Quyết định luận cũng có thể nhận ra
rằng điều kiện địa lý luôn có tầm quan trọng sống còn. Nói cách
khác, trong mớ bòng bong của những diễn biến đảo lộn xã hội và
của một thế giới dường như ngày càng khó quản lý, địa lý cho ta vũ
khí để định ra một hướng đi.

Trong Phần I - “Những người nhìn xa trông rộng”, tác giả điểm lại

lý thuyết địa chính trị của Alfred Thayer Mahan, Halford J. Mackinder
và Nicholas J. Spykman. Nhân việc đó ông nêu ý kiến: ngày nay
người ta không còn có thể khẳng định rằng chiều kích địa lý đã
không còn ý nghĩa, như có người đã từng khẳng định sau sự kiện
Bức tường Berlin sụp đổ. Theo ông, thực ra địa lý chưa từng bị bỏ
qua, nhưng dường như nó đã bị lãng quên và ai đó đã đưa ra định
đề, theo đó việc cho rằng công nghệ đã xóa bỏ địa lý chỉ là một ý
kiến mơ hồ. Tuy nhiên, tác giả cũng cảnh báo về mối nguy của việc
suy tôn quá mức vai trò của địa lý, bởi vì tuy nó có ảnh hưởng đến
các sự kiện, nhưng theo cách xác suất, tức là không hoàn toàn
quyết định được chúng. Tác giả đã viện đến trường hợp mà
Raymond Aron rất tâm đắc về dân tộc Do Thái. Đó là một trường
hợp thách thức thực sự đối với Quyết định luận địa lý: lịch sử của
dân tộc này đã diễn ra trái với tính liên tục cục bộ mà ta thấy trong
phần lớn những tôn giáo lớn khác (cụ thể là Đạo Phật và Đạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.