Hindu). Lịch sử ấy đã kéo dài suốt 2.000 năm nay và tỏ ra trái
ngược với mọi mệnh lệnh hay sự áp đặt của địa lý, đồng thời cho
thấy rằng những tư tưởng và hành động của con người cũng không
kém phần quan trọng so với môi trường tự nhiên.
Trong Phần II - “Bản đồ thời kỳ đầu thế kỷ XXI”, R. Kaplan nhấn
mạnh một nội dung mang tính luận giải độc đáo những đặc điểm của
nước Nga và người Nga. Theo ông, do không có những đường biên
giới biển ấm và ổn định, nên nước này rơi vào tình thế không yên ổn
với các nước láng giềng. Đã mấy trăm năm nay, nước Nga mơ ước
sở hữu những cảng biển nước ấm, không bị đóng băng về mùa
đông…, mà có lẽ quân cảng Sevastopol cũng nằm trong số những
giấc mơ ấy. Một nhận xét mang tính Quyết định luận khác, nhưng
cũng đáng được suy ngẫm, là ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu lục
địa khắc nghiệt và hình thể của lãnh thổ đối với tính khí người Nga
và lịch sử nước Nga. Do tính bằng phẳng của những đồng bằng
thảo nguyên mênh mông không đủ sức ngăn chặn những cuộc xâm
lấn của kẻ thù, nhất là trong thời Trung cổ, nên người Nga luôn
mang tâm lý lo ngại những cuộc tấn công từ bên ngoài, trong khi khí
hậu khắc nghiệt lại trui rèn cho họ sức chịu đựng phi thường. Tóm
lại, hoàn cảnh địa lý là nhân tố trội trong tâm thức người Nga…
Cũng trong chương này, tác giả còn đưa ra nhiều ví dụ để chứng
minh cho vai trò quyết định của điều kiện địa lý: đó là nhận định rằng
logic về mặt địa lý của Pakistan và Afghanistan thể hiện một sự rời
rạc cao độ…, khiến cho hai nước này trở thành một thứ bung xung
về địa chính trị, còn Iraq vốn là một sản phẩm dàn dựng gượng gạo
của người Anh nên chưa bao giờ có được cơ hội tồn tại như một
thực thể hằng mong muốn, trong khi Iran lại có nhiều lợi thế về kết
cấu địa lý, và lịch sử của nó cho thấy người Iran rất biết thể hiện vị